Xuất khẩu sang Trung Đông - Thủy hải sản đứng thứ 3

Dù tình hình khu vực Trung Đông có nhiều biến động, xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm vẫn đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2011.

xuat khau thuy san
Ảnh minh họa.

Điện thoại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng. Các thị trường chủ yếu gồm UAE (chiếm tỷ trọng 73%), Thổ Nhĩ Kỳ (11%), Ảrập Xêút (9%). Ba năm trở lại đây, điện thoại luôn có mức tăng trưởng nhanh và chiếm vị trí hàng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất.

Sản phẩm xơ và sợi các loại là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn thứ hai, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng này có mức tăng trưởng nhanh trong 2 năm trở lại đây và nhảy từ vị trí thứ 4 năm 2010 lên vị trí thứ 2 trong năm 2011. Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường xuất khẩu chủ yếu và dự báo trong thời gian tới sẽ còn nhiều nhu cầu về sơ và sợi Việt Nam để đáp ứng cho sản xuất may mặc trong nước.

Đứng thứ ba là thủy hải sản, chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dù vẫn đạt kim ngạch cao, nhưng đã tụt từ vị trí thứ nhất năm 2010 xuống thứ ba trong năm 2011 và 2012. Thủy hải sản chủ yếu xuất khẩu sang UAE (chiếm tỷ trọng 27%), Ảrập Xêút (26%), Israel (13%), Libăng (9%), Iran và Côoét (4%)…

Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng mức tăng cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng (gần 2 lần); sữa và các sản phẩm (52%)... Một số mặt hàng xuất khẩu như hạt tiêu, hạt điều, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, giày dép... cũng đạt kim ngạch lớn

Riêng gạo đã sụt giảm mạnh tới 68% so với cùng kỳ năm 2011 và ước chỉ đạt khoảng 18,2 triệu USD do khó cạnh tranh với gạo từ Myanmar, Ấn Độ, Pakistan. Vải các loại đã sụt giảm 14%, tụt xuống vị trí thứ 6.

Các măt hàng mới có nhiều tiềm năng như thuốc lá điếu, thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh… hứa hẹn đa dạng hóa hàng hóa thâm nhập vào thị trường Trung Đông.

Kết quả tích cực trên là cơ sở quan trọng để xuất khẩu cả năm 2012 sang Trung Đông có thể đạt mức 3,7 tỷ USD.

báo Công Thương
Đăng ngày 26/09/2012
Kinh tế

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 21:32 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 21:32 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 21:32 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 21:32 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 21:32 06/10/2024
Some text some message..