Xuất khẩu thủy sản Việt Nam ồ ạt sang thị trường Nga - Mỹ

Trong khi đối thủ lớn là Ấn Độ gặp “vận đen”, Thái Lan gặp khó. Đây được xem là cơ hội để tôm cá Việt chiếm thị phần ở những thị trường lớn như Nga - Mỹ.

Xuất khẩu cá tra.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga tăng 700% trong tháng 3/2020 (ảnh: Minh Dũng)

Số liệu thống kê cho thấy, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang khởi sắc. Riêng tháng 3/2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 17%. Kết thúc quý I/2020 thế mạnh này của Việt Nam thu về 1,7 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản thu về 2,39 tỷ USD, tăng 6,1%.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm có nhiều tín hiệu tích cực tại các thị trường lớn EU, Mỹ. Nguyên nhân là do việc triển khai tiêm vắc xin diện rộng ở những nước này giúp người dân dần dần yên tâm quay lại với các hoạt động du lịch, giải trí và các hoạt động công cộng... nhu cầu dần phục hồi.

Xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ và các loại hải sản khác sang Mỹ được dự đoán tăng mạnh, đặc biệt là mặt hàng tôm. Bởi, nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ là Ấn Độ đang gặp hàng khó khăn do dịch Covid-19.

Năm 2021 sẽ là một năm thực sự khó khăn với ngành tôm Ấn Độ khi thiếu container lạnh, chi phí vận chuyển tăng gấp 3 lần, giá nhiên liệu tăng, chi phí đóng gói và nhân công tăng, đồng Rupee Ấn Độ mạnh lên so với đồng USD Mỹ, chính phủ cũng đã loại bỏ các ưu đãi xuất khẩu.

Chưa kể, làn sóng Covid-19 mới đang bùng phát tại Ấn Độ dẫn đến rối loạn về nguồn cung và giá cả. Hơn nữa, tôm Ấn đang là đối tượng ngành tôm Mỹ tấn công, với động thái gây áp lực để chính quyền Mỹ đánh thuế 2% với tôm nước ấm Ấn Độ, đồng thời cáo buộc về lao động cưỡng bức, sử dụng kháng sinh cấm trong ngành tôm nước này. Năm 2021 có thể là năm “đen tối” với tôm Ấn Độ.

Tương tự, ngành thuỷ sản Thái Lan cũng gặp nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 đang ngày càng phức tạp ở nước này.

Việc các đối thủ lớn Ấn Độ và Thái Lan đang gặp “vận đen” mang lại cơ hội để mặt hàng tôm nói riêng và thuỷ sản Việt Nam nói chung gia tăng thị phần tại thị trường lớn trên thế giới.

Mỹ cũng tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Hiện Mỹ là khách hàng lớn nhất của thủy sản Việt Nam. Ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt gần 334 triệu USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng theo VASEP, ngoài Mỹ, các thị trường khác như ÚC, Canada, Anh, Nga tiếp tục là thị trường triển vọng trong nửa cuối năm nay vì nhu cầu đang gia tăng và không gặp bất cứ rào cản thị trường nào.

Đáng nói nhất là thị trường Nga, xuất khẩu cá tra sang thị trường này 3 tháng đầu năm nay tăng 126% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 3/2020 còn ghi nhận mức tăng kỷ lục lên tới 700%.


Đối thủ Ấn Độ và Thái Lan đang phải đối phó với dịch Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam được kỳ vọng tăng mạnh trong thời gian tới (ảnh: Minh Dũng)

VASEP dự báo xuất khẩu thuỷ sản quý II/2021 tăng 10%, đạt khoảng 2,1 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng tôm tiếp tục tăng trưởng khả quan 10%, đạt 980 triệu USD. Dự báo năm 2021, xuất khẩu thủy sản có thể đạt tới 8,8 tỷ USD, tăng gần 5% so với năm 2020.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký VASEP - lưu ý các doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng thay đổi của các thị trường để chuyển hướng sản xuất sang phù hợp. Thói quen tiêu dùng ở các thị trường hiện đã thay đổi. Nhu cầu với các sản phẩm thủy sản tươi/sống tiếp tục giảm. Thay vào đó, các thị trường tập trung vào sản phẩm đóng hộp, hàng khô, hàng bảo quản,... với giá cả phù hợp cho tiêu thụ ở kênh bán lẻ. 

Hơn một năm qua, nhiều nước tiến hành giãn cách xã hội vì dịch Cocvid-19 khiến xu hướng tiêu thụ thuỷ sản thay đổi. Trong khi thuỷ sản tươi sống, hàng đông lạnh điêu đứng thì thuỷ sản đóng hộp có thời hạn bảo quản lâu, dễ chế biến lên ngôi.

Bên cạnh đó, ông Nam cũng cho rằng, các doanh nghiệp thủy sản cần xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến chế biến sản phẩm.

Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hoè nhận định, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP,... tiếp tục là “đòn bẩy” cho xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, để các sản phẩm Việt Nam chinh phục được đa dạng thị trường, cần tạo ra sự khác biệt rõ nét về cả chất lượng và hình thức.

VietNamNet
Đăng ngày 12/05/2021
Tâm An
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 23:37 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 23:37 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 23:37 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:37 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 23:37 26/12/2024
Some text some message..