Xuất khẩu tôm sú sang Anh tăng gấp 6 lần

Theo thống kê Hải quan, 2 tháng đầu năm 2022, XK thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Anh đạt gần 44 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó riêng mặt hàng tôm chiếm 76% với 33,5 triệu USD, tăng 55%. Đặc biệt, XK tôm sú sang thị trường Anh tăng đột phá, gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2021.

tôm sú
Tôm sú xuất khẩu. Ảnh: Lan Phương

Năm 2021, Anh đứng thứ 5 trong số các thị trường đơn lẻ NK thủy sản Việt Nam, chiếm 3,6%, với giá trị 316 triệu USD, giảm 8,3%. Việt Nam đang là nguồn cung cấp thuỷ sản lớn thứ 4 cho thị trường Anh, chiếm 7% thị phần, đứng sau Na Uy và Iceland – 2 quốc gia có thế mạnh về cung cấp cá thịt trắng.

Sau 1 năm Việt Nam và Anh ký hiệp định thương mại tự do UKVFTA, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không có sự đột phá vì các cơ chế ưu đãi thuế quan cũng như các quy định, thủ tục liên quan XK sang thị trường này là sự tiếp nối của hiệp định EVFTA ký và thực hiện từ tháng 8/2020.

Nguyên nhân chính dẫn đến XK sang Anh giảm trong năm 2021 là vì dịch Covid khiến cho cước vận tải biển tăng cao. Nhất là trong quý III, Anh là một trong số các thị trường bị giảm mạnh NK từ Việt Nam với gần 30%.

Năm qua, XK tôm chiếm vị trí chủ lực 74% giá trị thủy sản sang Anh, nhưng cũng bị giảm 3,5%. Ngoài yếu tố chi phí vận chuyển tăng, tôm Việt Nam cũng bị áp lực cạnh tranh khốc liệt với tôm Ấn Độ tại thị trường Anh vì giá tôm Ấn Độ thấp hơn, nhất là tôm cỡ nhỏ phù hợp bán lẻ trong bối cảnh Covid. Cũng vì lý do trên, XK cá tra, cá ngừ và các loại hải sản khác sang Anh trong năm 2021 đều giảm từ 20 -26% so với năm 2020.

Tuy nhiên, bước sang năm 2022, từ tháng 1, XK thuỷ sản sang thị trường này đã hồi phục mạnh mẽ, tăng 45%, sang tháng 2 tiếp tục tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Hai tháng đầu năm nay, riêng tôm chân trắng chiếm 69% giá trị XK thuỷ sản sang Anh với 30,4 triệu USD, tăng 54%. Tôm sú chỉ chiếm 2,7% nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng gấp 6 lần cho thấy tín hiệu rất lạc quan đối với mặt hàng này tại thị trường Anh.

Cá tra chiếm 16,4% XK sang Anh với 7,2 triệu USD, tăng nhẹ 4%. Sau khi tăng 20% trong tháng 1, XK cá tra sang Anh trong tháng 2 lại giảm 16% so với tháng 2/2021. XK cá ngừ và các loại cá biển khác sang Anh tiếp tục giảm trong 2 tháng qua, giảm lần lượt 44% và 24% so với cùng kỳ năm trước.  

Hai tháng đầu năm 2021, có 47 doanh nghiệp Việt XK thuỷ sản sang thị trường Anh. Một số DN đứng đầu về kim ngạch XK thuỷ sản sang thị trường này gồm Công ty CP thuỷ sản Thông Thuận – Cam Ranh, Công ty CP Chế biến Thuỷ sản Tài Kim Anh, Công ty CP Vĩnh Hoàn…Top 3 công ty này chiếm gần 30% doanh số XK sang Anh.

Trước tình hình xung đột Nga – Ukraine, hệ thống bán lẻ tại Anh đã có động thái tẩy chay sản phẩm thuỷ sản từ Nga. Các siêu thị bán lẻ Asda và Wm Morrison đang loại bỏ một số sản phẩm cá của Nga khỏi kệ bán hàng. Một số dòng cá nguyên con đang bị loại bỏ bao gồm cá minh thái đông lạnh, cá hồi hồng đông lạnh và sản phẩm thăn cá tuyết tươi. Nga nằm trong top 11 nhà cung cấp cá thịt trắng cho thị trường Anh, nên phản ứng tẩy chay hàng Nga của người Anh có thể là cơ hội cho doanh nghiệp cá tra Việt Nam tăng thị phần trong những tháng tới. Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn thứ 6 tại Anh, chiếm 6% thị phần trong năm 2021.  

Chiến sự Nga – Ukraine góp phần làm gia tăng chi phí logistic cho xuất khẩu thuỷ sản, khi giá nhiên liệu tăng vọt và việc đặt container để xuất hàng ngày càng khó khăn, bế tắc. Những yếu tố này đang ảnh hưởng đến hoạt động XK và lợi nhuận XK của các DN sang các thị trường nói chung và sang Anh nói riêng.

Tuy nhiên, với những tín hiệu gia tăng nhu cầu từ thị trường này, dự báo XK thuỷ sản sang Anh những tháng tới vẫn duy trì tăng trưởng dương ở mức 2 con số.  

VASEP
Đăng ngày 22/03/2022
Lê Hằng
Kinh tế

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 16:53 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 16:53 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 16:53 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 16:53 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 16:53 25/04/2024