Yếu kém trong quản lý khai thác đe dọa cá mập vùng Tam giác San hô

Các nước trong Khu vực Tam giác San hô cần nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản để bảo vệ các loài cá mập khỏi nguy cơ tuyệt chủng – đó là khuyến cáo từ Báo cáo Tổng quan về việc tiêu thụ cá mập ở vùng Tam giác San hô do Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Mạng lưới Giám sát Buôn bán Động Thực vật Hoang dã (TRAFFIC) thực hiện.

Các nước trong Khu vực Tam giác San hô cần nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản để bảo vệ các loài cá mập khỏi nguy cơ tuyệt chủng (Ảnh: Bìa báo cáo)

Báo cáo nghiên cứu việc khai thác, quản lý khai thác và thương mại cá mập ở 6 nước thuộc vùng Tam giác San hô gồm Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, quần đảo Solomon,Timor Leste và hai nước láng giềng là Việt Nam và Fiji.

Hiện Indonesia và Malaysia đều nằm trong danh sách 20 nước đánh bắt cá mập hàng đầu thế giới, trong đó Indonesia chiếm ngôi đầu bảng.

Theo ông Glenn Sant, lãnh đạo Chương trình Bảo vệ sinh vật biển của TRAFFIC, báo cáo đã chỉ ra được những lỗ hổng quan trọng trong việc triển khai các biện pháp quản lý và thu thập dữ liệu của các quốc gia trong khu vực.
Những vấn đề nổi cộm bao gồm sự thiếu hụt các công cụ riêng cho việc quản lý khai thác cá mập; thiếu sự nhận dạng, phân loại cá mập trong đánh bắt và thương mại cũng như thiếu hụt hệ thống dữ liệu chung sẵn có về đánh bắt và thương mại cá mập của khu vực.

Tổng quan về việc tiêu thụ cá mập ở vùng Tam giác San hô cũng đưa ra các bằng chứng chứng minh việc nhiều loài cá mập đang bị đe dọa và quần thể cá mập trong vùng sẽ còn tiếp tục suy giảm nếu thiếu các công cụ quản lý hữu hiệu để kiểm soát nạn đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân thủ quy định khai thác. Bên cạnh đó, Báo cáo khuyến nghị các cơ quan quản lý địa phương và khu vực cần sớm triển khai các biện pháp cần thiết để nâng cao ý thức của những người sử dụng các sản phẩm từ cá mập.

“Trên thị trường hiện có vô vàn các sản phẩm từ cá mập ngoài vây như thịt, da và dầu gan. WWF mong muốn mọi người sẽ không tiêu dùng các sản phẩm từ cá mập trừ khi xác minh được các sản phẩm đó có nguồn gốc bền vững, tốt nhất là được Hội đồng Quản lý biển (Marine Stewardship Council – MSC) chứng nhận” – Ông Andy Cornish, Giám đốc WWF Hồng Kông nhấn mạnh.

Cá mập đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái san hô và các sinh cảnh khác vì nó đứng đầu chuỗi thức ăn và giúp duy trì sự cân bằng vốn rất nhạy cảm của hệ sinh thái đại dương. Trong 1.1044 loài họ hàng của cá mập, hiện có 488 loài vẫn thiếu dữ liệu đánh giá và 181 loài đã bị liệt vào danh sách động vật sắp nguy cấp trong Sách đỏ IUCN.

Theo Thiennhien.net
Đăng ngày 09/09/2012
Đánh bắt

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 10:11 23/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 21:29 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 21:29 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 21:29 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 21:29 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 21:29 18/10/2024
Some text some message..