Thu mua hải sản trong đêm

Khi mọi nhà còn đang sâu giấc thì những người thu mua hải sản đã có mặt tại đìa, sẵn sàng với chuyến thu mua đêm để kịp đưa hải sản tươi ra chợ sớm…

chuyển tôm
Việc xúc, chuyển tôm từ đìa lên bờ cần 4 - 5 người

Nhộn nhịp trong đêm

Vừa nhận tin đìa tôm của anh Nguyễn Hồng Anh (xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) sắp xuất khoảng 1 tấn tôm thẻ chân trắng, chị Nguyễn Thị Hương (phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh) lập tức gọi điện cho bạn hàng. Vừa chốt giờ hẹn chị vừa lấy sổ, cẩn thận ghi lại lượng hàng đặt mua. Khi thấy đã khớp với lượng tôm báo xuất, chị gọi điện cho anh Hồng Anh hẹn giờ.

1 giờ sáng, chúng tôi cùng chị Hương có mặt tại đìa tôm của anh Hồng Anh. Không lâu sau, có tiếng xe máy giòn giã của các bạn hàng. Không khí ban đêm mát lạnh, nhưng khuôn mặt nhiều người vẫn lấm tấm mồ hôi. Theo quan sát của chúng tôi, hầu như xe máy nào cũng được trang bị máy sục khí oxy dạng nhỏ để duy trì hải sản tươi sống. Anh Hồng Anh cho mang vài chục bao đá lạnh ra rồi gọi người kéo tôm. “Xuất tôm sống phải tùy đơn hàng mà bố trí người kéo tôm. Nhiều người đến cùng lúc thì kéo bằng lưới lớn; đến rải rác thì dùng lưới vừa. Có vậy, hải sản mới luôn tươi sống”, anh bảo.

Mẻ tôm đầu tiên vừa cất lên, trong ánh sáng lập lòe của những chiếc đèn pin, người mua, người bán cùng chụm lại đánh giá: mã tôm khá đẹp, đạt giá 120.000 đồng/kg. Một dây chuyền vận chuyển liền hình thành: Người giữ lưới, người xúc tôm bằng rổ lớn rồi khiêng lên bờ, xúc sang các rổ nhỏ hơn chờ cân. Ai đến trước mua trước, không ồn ào, tranh giành. Cả khu đìa tập trung hơn chục người nhưng chỉ thấy tiếng tôm quẫy tanh tách, tiếng lách cách từ đĩa cân và vài tiếng nói nhỏ nhẹ. Từng rổ, từng rổ được đặt lên bàn cân, cân đủ 10kg. Chị Hương trực tiếp cân rồi ghi vào sổ. Cân xong, rổ tôm được chuyển ngay sang chiếc thùng treo ở xe máy đã sẵn sàng máy sục khí hoặc đổ đá lạnh. Chưa đầy 15 phút sau khi mẻ tôm đầu tiên được kéo lên, hơn 3 tạ tôm đã cân xong. Lưới lại cất lên. Cứ vậy, chưa đến 3 giờ sáng, gần 1 tấn tôm ở đìa anh Hồng Anh đã thu hoạch xong.

xúc tôm
Xúc tôm từ rổ lớn sang rổ nhỏ

Buôn có bạn...

Anh Trần Văn Hùng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh) kể, nghe anh Hồng Anh dặn chuẩn bị lưới kéo, vợ chồng anh đã gọi thêm người vì thấy lượng tôm xuất khá nhiều. Cứ mỗi đêm đi kéo tôm, tùy lượng hàng mà họ được trả công cao hay thấp. “Như bữa nay, 4 người chúng tôi được trả 300.000 đồng/người”, anh Hùng nói. Ngoài ra, chủ đìa và bạn hàng còn tạo việc làm cho khoảng 5 người xúc tôm và khiêng rổ từ đìa lên cân. Tuy được trả công thấp hơn người kéo lưới nhưng họ vẫn vui. Anh Phạm Nhơn (xã Cam Thịnh Đông) cho biết: “Công của nhóm do chủ đìa và tiểu thương cùng trả. Đối với mấy anh em tôi, vài trăm ngàn đồng một đêm là vui rồi”.

rổ tôm
Rổ tôm cân xong được úp lại ngay để tránh hao hụt

Những người mua hải sản cho biết, anh Hồng Anh hiện là một trong những người có diện tích nuôi thủy sản lớn ở Cam Ranh với gần 40 đìa nuôi cá mú, tôm thẻ chân trắng và ốc hương. Anh đang thuê khoảng 20 nhân công, trả công 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, nếu họ làm tốt, anh còn chia 10% tiền lãi sau 1 năm xuất bán hải sản.

Chị Hương chia sẻ, chị đứng mối thu mua hải sản ở Cam Ranh đã mười mấy năm nay. Khi biết có chủ đìa xuất hải sản, chị liên hệ với bạn hàng rồi báo lại với chủ đìa. Nếu đơn hàng ít, chị sẽ hẹn thu hoạch sang đêm sau, nhưng ít nhất cũng phải vài tạ. Riêng đìa của anh Hồng Anh, mỗi kỳ thu hoạch có thể cho tới 5 - 6 tấn tôm. Ngoài bán cho các đơn vị thu mua lớn (công ty chế biến hải sản tại Ninh Thuận hoặc TP. Hồ Chí Minh), anh Hồng Anh luôn dành khoảng 8 tạ đến 1 tấn tôm bán cho các tiểu thương.

con tôm tươi
Chừng 2 tiếng sau, những con tôm tươi này đã ra chợ sớm

Trước kia, khi nhiều người chưa có điện thoại di động, chị Hương phải đến tận các chợ ở TP. Cam Ranh, hỏi từng đầu mối rồi đặt hàng với chủ đìa. Chị cũng là người thanh toán toàn bộ tiền cho chủ đìa, bảo lãnh cho bạn hàng chưa thanh toán và được chủ đìa cùng bạn hàng trích tiền bồi dưỡng. Đã thành luật, nếu muốn tiếp tục lấy hàng, bạn hàng phải thanh toán với chị Hương trước ngày thu mua hải sản tiếp theo. “Cam Ranh là đầu mối hải sản lớn, cung ứng cho cả TP. Nha Trang, các tỉnh phía nam, thậm chí chở ra miền Bắc nên việc chuẩn bị phải kỹ lưỡng, nếu tính không khớp sẽ khiến mọi người thua lỗ, lần sau chủ đìa không gọi mình nữa”, chị Hương nói.

Ở đìa tôm một đêm, chúng tôi biết thêm một quy tắc mua bán đầy tính chia sẻ: Khi tôm kéo lên không đạt chất lượng, người mua sẽ tự nguyện trả thêm cho chủ đìa 1.000 - 2.000 đồng/kg như để hỗ trợ khó khăn cho người nuôi; ngược lại, nếu tôm đạt chất lượng cao, chủ đìa sẽ giảm giá tương tự để giúp người mua bán hàng nhanh hơn, được giá hơn.   

Để hải sản tươi ra chợ sớm

Chị Hương cho biết, người thu mua tôm đến từ nhiều nơi: Ninh Hòa, Vạn Ninh, thậm chí từ tỉnh Ninh Thuận, nên tất cả phải cố gắng để khoảng 3 giờ sáng là mua xong, kịp về bỏ mối. Chỉ cần trước 5 giờ sáng có hải sản giao là chuyến hàng coi như thuận lợi.

Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là những người đi thu mua hải sản đêm phần lớn là phụ nữ và đều đi xe máy. Chỉ cần nhìn lỉnh kỉnh mấy thùng nước, máy sục khí và gần tạ tôm vừa thu mua cũng thấy sự vất vả của các chị khi phải chạy xe vài chục km xuyên đêm tối để có hải sản tươi ngon ra chợ vào sáng hôm sau. Chị Trần Thị Sáu (thị xã Ninh Hòa) làm nghề này đã vài năm. Chị cho biết, ở Ninh Hòa cũng có điểm thu mua hải sản tươi nhưng buôn có bạn, bán có phường; vả lại, sang Cam Ranh lấy, giá rẻ hơn chút ít, mỗi chuyến tiền hàng cũng bớt được 500.000 đồng. Vậy nên mỗi lần đi Cam Ranh lấy hàng, chị Sáu phải đi từ chiều, ngủ nhờ nhà người quen rồi nửa đêm ra đìa. “Đi cả trăm cây số ấy chứ. Nhưng đi riết rồi quen! Hồi đầu, tôi cũng thấy vất vả quá, nhưng mua được hải sản tươi sống, các điểm thu mua ổn định nên ham”, chị Sáu nói.

“Buôn bán mà, phải chịu khó mới nuôi 2 con học đại học và cấp 3 được!”, chị Sáu cười khẽ rồi chào chúng tôi, thoăn thoắt chằng 3 thùng tôm, bật sáng chiếc đèn đeo trên trán để nhìn đường rõ hơn rồi lên xe. Chiếc xe máy rẽ hơi sương, lao vút vào màn đêm tĩnh mịch. Theo sau chị, những chiếc xe máy chở hải sản cũng xuyên đêm đen, hướng về chợ sớm…

Báo Khánh Hòa, 09/10/2015
Đăng ngày 10/10/2015
N.V - M.C
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:53 13/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 08:43 14/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 08:43 14/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 08:43 14/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 08:43 14/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 08:43 14/05/2024