Bỏ quên kinh tế biển

Dù có bờ biển dài, sở hữu tài nguyên “trời cho” nhưng Việt Nam chưa bao giờ được gọi là “quốc gia biển” hay “cường quốc biển”.

kinh tế biển
Ảnh minh họa: Internet

Tại tọa đàm “Chiến lược các ngành kinh tế biển” diễn ra ngày 20-10 ở Hà Nội, các chuyên gia đánh giá kinh tế biển của Việt Nam có đầy tiềm năng phát triển nhưng từ trước đến nay không được khai thác hiệu quả.

Không biết “hái lộc”

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, diện tích gấp 3 lần đất liền với tài nguyên thiên nhiên giàu có (trữ lượng cá khoảng 4,2 triệu tấn, tổng trữ lượng dầu khí khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, 125 bãi biển đẹp, trong đó có 20 bãi biển đạt chuẩn quốc tế để phát triển du lịch…). Biển nước ta nằm trên tuyến hàng hải quan trọng và nhộn nhịp vào bậc nhất thế giới.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành hàng hải, kinh tế biển, có thể trở thành trung tâm hậu cần cho khu vực và thế giới. Nhưng dù có những lợi thế “trời cho” như vậy, Việt Nam vẫn chưa từng được gọi là “quốc gia hàng hải”. “Trình độ phát triển kinh tế biển của Việt Nam thấp đến mức nhiều chuyên gia nói chúng ta chỉ là một quốc gia ven biển hơn là một quốc gia biển. Mong ước trở thành môt cường quốc biển càng xa vời hơn” - PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận xét.

Nêu ra ví dụ trong ngành hàng hải, vận tải biển, TS Bùi Thiên Thu, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, cho biết Việt Nam và “cường quốc hàng hải” Na Uy có đội tàu biển tương đương nhau, với khoảng 1.800 tàu song tổng trọng tải tàu của Na Uy gấp 6 lần của Việt Nam. Lý do vì tàu của Việt Nam chủ yếu là nhỏ, chỉ có 800 tàu tải trọng trên 1.000 tấn. Mặt khác, phần đông doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ, hoạt động manh mún, trung bình mỗi DN chỉ sở hữu 1,5-1,6 tàu. Ngành công nghiệp đóng tàu dù đầu tư nhiều với 120 nhà máy, đứng thứ 6 trên thế giới về năng lực đóng tàu nhưng thực tế chỉ chiếm 0,6% thị phần thế giới, sức cạnh tranh không cao.

Lý giải về sự tương phản này, TS Bùi Thiên Thu chỉ rõ: “Tiềm năng chưa được khai thác đúng thế mạnh cốt lõi là do con người, tài chính và chính sách”.

Cần thể chế đặc biệt

Chia sẻ về 3 lĩnh vực kinh tế biển truyền thống, GS Torger Reve (ĐH Kinh doanh Na Uy), Giám đốc Trung tâm Cạnh tranh hàng hải Na Uy, cho rằng trong lĩnh vực hàng hải, điều quan trọng không phải là sở hữu bao nhiêu tàu thuyền mà quan trọng là sở hữu công nghệ, tri thức đóng góp vào lĩnh vực đó.

Đánh giá cao cách làm của Na Uy, PGS-TS Trần Đình Thiên cho rằng quốc gia này đã huy động mọi nguồn lực để tập trung vào phát triển kinh tế biển. “Đến lúc Việt Nam phải định hướng lại cách làm. Chúng ta đã có chiến lược kinh tế biển song cần tạo thể chế, cơ chế mới, tư duy mới để đột phá” - ông Thiên kiến nghị.

Cũng theo PGS-TS Trần Đình Thiên, muốn phát triển kinh tế biển phải tiến hành những điều tra, nghiên cứu bài bản, cẩn thận để đánh giá cho được tài nguyên biển cơ bản của mình; từ đó có những bước đi thích hợp. Mặt khác, cần xác định ngành ưu tiên, tọa độ ưu tiên trong tổng thể chiến lược kinh tế biển. Dẫn chứng 15 khu kinh tế biển cho đến giờ “chưa cái nào phát triển ra hồn”, ông Thiên nhấn mạnh nếu không có những căn cứ, tọa độ phát triển hướng ra biển thì kinh tế biển không phát triển được.

“Cần có những quy định đặc biệt về thể chế, thể chế khu kinh tế biển phải là thể chế “kinh tế tự do”; ưu tiên về hạ tầng, ưu tiên kết nối, thu hút nhân tài. Thế giới hiện đại đi sau đều quan tâm đến những lát cắt thể chế đặc biệt này để tạo ra sự xoay chuyển” - PGS-TS Thiên đúc kết.

Khẳng định sự hiện diện của mình trên đại dương

Theo PGS-TS Trần Đình Thiên, cần có những khu kinh tế biển - những tọa độ rất mạnh để phát triển kinh tế biển, từ đó tạo thành những cứ điểm không chỉ kinh tế mà cả an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền. Ông phân tích: “Việt Nam muốn tiến ra biển, phát triển kinh tế biển trong khi nhiều nước khác cũng làm như thế. Do đó, phát triển kinh tế biển còn phải kết hợp bảo vệ chủ quyền. Rõ ràng Việt Nam không thể khai thác biển tốt nếu không khẳng định được sự hiện diện của mình trên đại dương với tư cách của một cường quốc biển. Mọi lời tuyên bố về chủ quyền chỉ mang lại lợi ích cho quốc gia khi nó gắn liền với thực lực và thông qua sự hiện diện quốc gia tại vùng biển có chủ quyền”.

Người lao động, 20/10/2015
Đăng ngày 22/10/2015
Dương Ngọc
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 08:29 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 08:29 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 08:29 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 08:29 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 08:29 26/04/2024