“Cuộc chiến” cứu tôm - ngành chăn nuôi “tỷ đô”: Bí quyết công nghệ “cứu tôm”

Là một kỹ sư thủy sản kiêm chủ đầm tôm, anh Nguyễn Văn Dương đã tìm ra nguyên nhân tôm chết và tìm ra công nghệ cứu tôm với các liều thuốc rất “dân dã”. Quy trình, cách làm của anh hiện nay đã và đang được rất nhiều hộ nuôi tôm học hỏi, áp dụng song cũng rất cần các nhà khoa học, cơ quan chức năng sớm vào cuộc nghiên cứu, thẩm định, nếu có đủ cơ sở khoa học thì có thể nhân rộng ra toàn quốc như một hướng đi cứu cánh cho ngành nông nghiệp quan trọng của đất nước...

đầm tôm có lưới chống chim
Đầm tôm của kỹ sư Nguyễn Văn Dương với hệ thống lưới ngăn chim trời.

Bốn dấu hiệu tôm chết và lời giải

Kỹ sư Nguyễn Văn Dương cho rằng, để đi tìm nguyên nhân tôm chết như hiện nay, không thể chỉ nghiên cứu, xét nghiệm “phần ngọn” trên mẫu tôm chết hay nước ao tôm mà cần nghiên cứu cả vòng đời con tôm, từ lúc nó còn bé như… em bé cho đến lúc trưởng thành, nghiên cứu trong tổng thể các yếu tố tác động đến cuộc sống của nó, cả môi trường và thức ăn…

Theo anh Dương, ngoài những vấn đề cơ bản như: Quản lý con người, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý môi trường thì qua thực tế nuôi tôm, anh đã phát hiện 4 dấu hiệu tôm chết, bao gồm: Thứ nhất, khi nước ao tôm có màu xanh lục, xanh lam là tôm chết; thứ hai, nước ao phát sáng, trong nước có vi khuẩn; thứ ba, đáy ao có nhớt; thứ tư, khi xét nghiệm có vi khuẩn gây ra… như kiết lỵ, tôm ăn vào không tiêu hóa được, gây ỉa chảy. Để xử lý 4 vấn đề này, anh có ngay các “liều thuốc”:

Thứ nhất, để nước không còn màu xanh, anh có ngay cách làm rất đơn giản, cho nước trở về màu đỏ, màu nâu. Về khoa học, đây chính là cách cân bằng các-bon ni-tơ. Ni-tơ cao thì tảo lam, tảo lục phát triển. Cách làm của Dương rất… nông dân, anh cho dùng mật rĩ đường và bột gạo (loại mật thứ cấp bỏ đi) đánh loãng pha xuống các ao tôm theo chu kỳ. Đánh 3 lần trước khi thả tôm, khi thả rồi cứ 2-3 ngày đánh một lần.

Thứ hai, chính nhờ hai sản phẩm này, vi khuẩn phát tán trong nước cũng bị tiêu diệt.

Thứ ba, để đáy ao không nhớt và chống ký sinh trùng đường ruột cho tôm, anh tạo ra một loại chế phẩm từ thảo dược hiện bán ở chi nhánh Công ty của anh tại TP Hồ Chí Minh. Ký sinh trùng đường ruột tôm cũng do tôi chế tạo chế phẩm, hiện thị trường chưa ai bán. Thuốc cho tôm ăn xong giống như xổ giun ở người, giá khoảng 200.000-1.000.000 đồng/kg, đủ dùng cho một ao.

Thứ 4, anh đã chế tạo ra một loại quạt tạo ô-xi chuyên dụng với cánh quạt bằng nhựa và hệ thống bền, chạy không rung. Cánh quạt quay liên tục tạo ô-xi, tạo dòng chảy, bọt nước chảy vào ống hút, không cần người vớt bọt. Dòng chảy này tạo cho con tôm hoạt động, đỡ nằm một chỗ thì bớt bệnh. Ở mỗi ao tôm, khi nước chảy sẽ cuộn gom toàn bộ phân tôm, xác chết vào giữa rồi dùng xi phông hút đi. Vì thế, ao tôm của Dương còn có điểm đặc biệt nữa là anh không cần thay nước, chỉ cấp thêm chút nước ao. Anh chỉ dùng có một bơm 10 mà phục vụ mấy chục ao. Khi thả nuôi phải có ao xử lý nước, đơn cử trong 24 ao của Dương ở Ninh Thuận chỉ có 18 ao nuôi, còn lại là 6 ao xử lý nước.

Cùng với các “liều thuốc” trên, Dương cho biết cần phải hết sức chú trọng bảo vệ môi trường, nuôi tôm cho thật sạch, áp dụng tổng hợp các giải pháp nuôi tôm sạch. Càng áp dụng sớm và càng đồng bộ thì tỷ lệ tôm chết càng ít. Còn khi đã xảy ra sự cố tôm chết thì việc “chữa cháy” khó hơn rất nhiều, đó là lý do mà có người đến học rồi song vẫn chưa thành công. Đến các đầm tôm của anh Dương, chúng tôi thấy ngay nhiều điều lạ như: Toàn bộ khu đầm căng lưới chống chim cò, rắn rết, côn trùng… để tôm cách ly với các nguồn gây bệnh. Các đầm tôm đều có khu xử lý chất thải riêng, có ống hút nước thải đi, không xả thẳng ra môi trường. Các trang trại của anh đều có 1-2 kỹ sư, hằng ngày cập nhật thông số môi trường, PH, độ kiềm, độ cứng, ô-xi hòa tan, khí độc… và gửi về cho anh qua email. Vì thế nên nuôi tôm nhưng chiếc iphone nối mạng 3G của Dương luôn nhận báo cáo từng giờ, từng phút…

Anh Nguyễn Đình Vương, kỹ sư làm việc tại trang trại ở xã Ninh Phước cho biết: “Anh Dương thành công vì những giải pháp của anh rất thiết thực, nghiêm túc, đúng như mô hình nuôi tôm ở nhiều nước có kinh nghiệm trên thế giới. Những giải pháp này cần được nhân rộng vì ở Việt Nam đã qua rồi cái thời kỳ nuôi tôm theo cảm tính, không có quá trình khoa học. Tuy nhiên, cách làm của anh lại dễ học, dễ làm, nông dân làm vô tư!”.

Hiệu quả bước đầu

Hiện nay, mặc dù các vùng nuôi tôm trên cả nước đều ảm đạm nhưng các trang trại tôm của anh Dương vẫn hoạt động hiệu quả, thu lợi nhuận cao. Từ tháng 2 năm 2012 đến nay, các ao tôm của anh 100% không bị chết, cho nên có thể nói quy trình, công nghệ của Dương đã mang tính ổn định, hiệu quả. Chính vì vậy mà các trang trại anh vẫn lãi ròng cao, tạo việc làm thu nhập ổn định cho hơn 100 công nhân, chủ yếu là con em, họ hàng, bà con ở ngoài quê Yên Thành vào làm việc.

Trong bối cảnh nhiều nhà khoa học và ngành nông nghiệp còn loay hoay chưa tìm ra nguyên nhân chứ chưa nói đến việc có được mô hình “cứu tôm” chuẩn thì việc một kỹ sư chân đất trở thành “hiệp sĩ cứu tôm” như Nguyễn Văn Dương thật đáng quý biết bao. Tiếc rằng đến nay, vẫn chưa thấy có nhiều nhà quản lý, nhà khoa học tìm đến với Dương để cộng tác, nghiên cứu. Trong khi các cơ quan chức năng và cơ quan nghiên cứu trong nước thờ ơ thì Tập đoàn chăn nuôi CP (Thái Lan) đã nhanh chân tìm đến Dương xin được chia sẻ kinh nghiệm với chi phí khủng. Ông Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Quản lý khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận của Tập đoàn CP cho biết: “Mô hình, cách làm của anh Dương rất giống với mô hình chúng tôi đã triển khai thành công ở Thái Lan, áp dụng triệt để 4 yếu tố: Con giống, thức ăn, chương trình quản lý ao nuôi và hệ thống bảo vệ chống sự lây lan từ bên ngoài. Chương trình của anh Dương giống khoảng 80% của chúng tôi. Anh Dương là một tấm gương điển hình, năm ngoái thất bại năm nay anh thay đổi và đã thành công. Ông Bạch Xuân Hiếu, nhân viên quản lý khu vực Ninh Thuận của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP nhấn mạnh: “Cho đến nay chỉ mới ở Bình Thuận có mô hình nuôi khắc phục được hội chứng tôm chết sớm do anh Dương làm được, trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của cả nước, nhất là các tỉnh miền Tây Nam Bộ”.

Các nhà khoa học và Bộ NN&PTNT cần sớm thẩm định

Qua tìm hiểu cách làm tại các ao tôm của kỹ sư Nguyễn Văn Dương, chúng tôi nhận thấy bí quyết công nghệ của anh xét cho cùng cũng chỉ xoay quanh giải quyết 3 vấn đề chính: Đầu tư bài bản, nuôi tôm theo quy trình khoa học; xử lý môi trường tốt; chữa bệnh cho tôm kịp thời. Trao đổi với chúng tôi, anh Dương cho biết thêm, anh học hỏi được rất nhiều từ mô hình nuôi tôm, đầu tư bài bản như ở Thái Lan, 100% các ao tôm đều có lưới ngăn chim trời, cách ly các nguồn lây bệnh, người vào trang trại tôm phải được khử trùng. Đặc biệt, ở nước bạn không có chuyện xả nước thải nuôi tôm vô tội vạ ra môi trường mà cộng đồng nuôi tôm có ý thức rất cao. Các khu nuôi tôm đều có khu vực xử lý chất thải. Nếu nuôi tôm mà môi trường kém, cảnh sát môi trường sẽ xử lý ngay. Anh Dương cũng học tập, đầu tư khá bài bản cho hệ thống xử lý nước thải, không tham chạy theo diện tích mà dành quỹ đất thỏa đáng cho đầu tư các ao nước thải. Về quản lý con người, quản lý tốt cũng là tác nhân khiến tôm bớt chết. Anh Dương giao cho những người quản lý ao hưởng thu nhập theo phần trăm doanh thu, khiến họ luôn coi ao tôm là của mình, tôm càng bớt chết thì càng có thu nhập cao nên không có chuyện “cha chung không ai khóc”.

Cách xử lý môi trường ao nuôi, có xi-phông hút chất thải, phân tôm, xác tôm của anh Dương cũng có nét tương đồng với cách làm của ông Nguyễn Lã, một chủ nuôi tôm tại thôn Minh Tân Nam, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi gần đây. Hiện nay, cả vùng Mộ Đức bà con nuôi tôm đều bị chết, bản thân ông Lá cũng thất bại nhiều lần. Ông từng rút kinh nghiệm làm vệ sinh hồ rất kỹ, vét bùn, đánh vôi, phơi hồ rồi thả nước, nhưng cuối cùng tôm vẫn cứ chết. Ông còn kỳ công khoan giếng sâu hơn để lấy nước ngọt đem hòa với nước biển song vẫn không thành công. Nhưng khi ông chuyển sang mua hơn 70 vạn con cua xanh nuôi cùng với tôm, để cua ăn thức ăn thừa, chất thải của tôm thì các ao tôm đều sạch, tôm không chết và ông trở thành người duy nhất trong vùng nuôi tôm thắng lợi hiện nay.

Câu chuyện anh Nguyễn Văn Dương và ông Nguyễn Lã tìm ra bài toán cứu tôm thiết nghĩ, có thể coi là một “hiện tượng” trong thời kỳ khủng hoảng của nghề nuôi tôm hiện nay. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát gần đây đã phát biểu ngành nông nghiệp cần tập trung “toàn lực” để cứu tôm và sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ đồng cho việc nghiên cứu tìm nguyên nhân bệnh tôm. Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói: Nhà khoa học là người phải đề xuất cho Nhà nước trong quản lý nuôi tôm, song đây là việc rất khó cho họ vì con tôm, con cá chưa được đưa vào nghiên cứu thường xuyên. Rõ ràng là trong cái khó đó thì phát kiến của những người như anh Dương, ông Lã quả thật rất đáng quý. Thiết nghĩ, ngành nông nghiệp và các nhà khoa học cần sớm vào cuộc, nghiên cứu, thẩm định mô hình, cách làm của họ. Nếu đủ cơ sở khoa học thì có thể tổng kết, nhân rộng để cứu một ngành nông nghiệp trọng điểm, mang lại nhiều công ăn việc làm và hiệu quả kinh tế cao cho đất nước.

Bài 2: Câu chuyện cứu tôm - ngành chăn nuôi “tỷ đô”: “Hiệp sĩ” cứu… tôm!
Bài 1: Câu chuyện cứu tôm – ngành chăn nuôi “tỷ đô”: “Vương quốc tôm” thời khủng hoảng
 

QDND
Đăng ngày 27/08/2012
Nuôi trồng

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 22:53 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 22:53 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 22:53 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 22:53 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 22:53 24/04/2024