Biết nghề, nuôi cá lãi cao

“Nhờ áp dụng kiến thức thu được từ lớp học nghề, việc nuôi cá của gia đình tôi rất hiệu quả, mỗi năm bán khoảng 8 tấn, thu nhập đạt hơn 300 triệu đồng” - anh Nguyễn Đình Thuật ở xã Quang Khải (Tứ Kỳ, Hải Dương) chia sẻ.

cham soc ao ca
Anh Vũ Văn Luật chăm sóc ao cá của gia đình. Ảnh: Đức Thịnh

Lợi nhuận tăng

Chúng tôi đến thăm khi anh Thuật đang cho cá ăn ngoài ao. Vừa làm, anh Thuật vừa vui vẻ cho biết: “Tôi nuôi cá đã nhiều năm, chủ yếu thả các loại cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép. Trước đây, do tôi không có kỹ thuật nên cá còi cọc, nuôi mãi không lớn. Năm 2013, đang chán nản và tính chuyển hướng làm ăn thì Hội Nông dân (ND) xã mở lớp dạy nghề nuôi thủy sản, tôi liền đăng ký học ngay”.

Sau 3 tháng học nghề, anh Thuật đã được các giảng viên hướng dẫn cặn kẽ quy trình xử lý nguồn nước, bố trí ao nuôi, cách chăm sóc và phòng trừ bệnh cho đàn cá. “Giờ tôi đã biết cách sử dụng chế phẩm sinh học để khử khuẩn nguồn nước, biết nuôi xen, ghép hiệu quả nhiều loại cá để tận dụng đa tầng mặt nước và thực hiện phương thức “đánh tỉa thả bù” nên cá chóng lớn, cho năng suất cao. Cùng 1 diện tích nuôi, cùng loại cá, trước đây phải 2 năm tôi mới xuất bán được 1 lứa, năng suất cao lắm cũng chỉ đạt 3 tấn/lứa. Sau khi học nghề, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào ao nuôi, đều đặn mỗi năm tôi xuất bán 2 lứa cá, với năng suất 4 tấn/lứa. Lợi nhuận tăng lên rõ rệt” - anh Thuật nói.

Tương tự, anh Vũ Văn Luật – một hộ nuôi cá ở xã Quang Khải chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ thả cá xuống ao là xong, không có chế độ chăm sóc cá thích hợp nên cá chậm lớn, thu nhập chẳng đáng là bao. Sau khi học nghề, tôi đã áp dụng kỹ thuật thâm canh vào đàn cá nên năng suất tăng lên rõ rệt. Với hơn 3.000m2 diện tích mặt nước nuôi cá, mỗi năm trừ chi phí tôi thu lãi hơn 100 triệu đồng”.

Liên kết cùng sản xuất

Ông Nguyễn Tiến San – Chủ tịch Hội ND xã Quang Khải cho biết: “Toàn xã có 75 trang trại nuôi thủy sản với tổng diện tích hơn 56ha. Trước đây ND chủ yếu nuôi thủy sản theo kinh nghiệm. Thực hiện Đề án 1956 về dạy nghề cho lao động nông thôn, năm 2013, Hội ND xã đã phối hợp Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND (Hội ND tỉnh Hải Dương) mở lớp dạy nghề nuôi thủy sản cho 35 ND”.

Để các hộ nuôi cá có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật và thông tin thị trường, sau lớp học nghề, Hội ND xã đã thành lập câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản xã Quang Khải (CLB) với 42 thành viên tham gia nuôi thủy sản với diện tích hơn 30ha.

Ông Vũ Ngọc Khải – Chủ nhiệm CLB cho hay, thời gian qua, CLB đã thực hiện tốt việc tổ chức cho các thành viên cùng nhau mua vật tư đầu vào, áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nhau về ngày công lao động, thị trường tiêu thụ... góp phần khắc phục tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, giảm thiểu dịch bệnh, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

“Cứ 1 bao cám cá 25kg, chúng tôi tiết kiệm được 25.000 đồng so với mua ở ngoài. Mỗi năm các thành viên trong CLB cùng nhau lấy gần 150 tấn cám, tính ra tiết kiệm được gần 150 triệu đồng. CLB không chỉ tập hợp được những người cùng sở thích vào sinh hoạt mà còn giúp các hộ ND nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống” - ông Khải nhấn mạnh.

"Từ năm 2010 đến 2015, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh Hải Dương đã trực tiếp tổ chức đào tạo được 165 lớp nghề cho hơn 5.700  lao động nông thôn. Sau đào tạo nghề, các cấp Hội ND trong tỉnh đã hỗ trợ thành lập 65 CLB thủy sản, chăn nuôi với hơn 2.000 thành viên tham gia. Các CLB này thường xuyên được Trung tâm tư vấn kiến thức khoa học kỹ thuật; cung ứng thức ăn, thuốc thú y, thủy sản…”. Ông Nguyễn Ngọc Tuyến – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh Hải Dương

Báo Dân Việt, 25/04/2016
Đăng ngày 25/04/2016
Đức Thịnh
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặn tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 01:53 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 01:53 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:53 07/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 01:53 07/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 01:53 07/05/2024