​Đề nghị công bố thiên tai trên tôm ở Cà Mau

Sáng 18-5, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã làm việc với UBND tỉnh Cà Mau, bàn các giải pháp về tình trạng tôm chết hàng loạt tại tỉnh này.

tham hoi ba con
Thứ trưởng Vũ Văn Tám (thứ ba từ phải sang) thăm hỏi tình hình nuôi tôm của người dân tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, Cà Mau chiều 17-5 - Ảnh: Chí Quốc

Tại buổi làm việc, ông Vũ Văn Tám cho biết khảo sát thực tế cho thấy tình trạng tôm chết ở Cà Mau rất nghiêm trọng, vì vậy cần có giải pháp quyết liệt để ứng phó phù hợp.

Ông Tám đề nghị chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau xem xét bổ sung công bố thiên tai đối với tôm (trước đó đã công bố thiên tai đối với lúa) để có biện pháp chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời cho nông dân.

Trường hợp không công bố thiên tai thì chủ tịch UBND tỉnh cũng xác nhận thiệt hại để dân được hỗ trợ theo quy định.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cần cử các tổ công tác đến các địa phương trong tỉnh để hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân nuôi tôm, trong khi đó cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng cơ quan chức năng địa phương phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống ở các tỉnh miền Trung và tại các địa phương ở ĐBSCL.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, qua khảo sát và thống kê nhanh của các huyện, hiện diện tích tôm nuôi thiệt hại là 52.467ha, chiếm khoảng 20% tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh.

Theo tính toán, nếu ước chi phí nuôi 1ha tôm khoảng 5 triệu đồng thì tổng thiệt hại của số tôm bị chết nêu trên là khoảng 260 tỉ đồng.

Nếu tình hình nắng hạn còn tiếp tục kéo dài thì đến hết tháng 5 và sang đầu tháng 6, hầu hết các vùng nuôi tôm nằm xa các trục kênh chính đều bị thiếu nước, độ mặn hầu hết vượt ngưỡng 50 ‰, tôm nuôi sẽ bị thiệt hại rất nghiêm trọng, diện tích bị thiệt hại có thể lên đến 100.000ha, vì vậy đời sống người dân sẽ vô cùng khó khăn.

vuong tom
Một vuông tôm ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau thất mùa, người dân bỏ không - Ảnh: Chí Quốc

Ngành nông nghiệp Cà Mau cho biết giải pháp trước mắt là tuyên tuyền, kêu gọi người dân ngừng thả giống cho đến khi có mưa và rửa mặn, xả phèn, môi trường phù hợp mới thả nuôi.

Một số địa bàn còn nuôi tôm thì khuyến cáo nông dân bổ sung nước vào vuông tôm tối thiếu trên mặt ruộng phải trên nửa mét để hạn chế nắng nóng, độ mặn tăng cao đột biến ảnh hưởng đến tôm. Ngoài ra cũng sẽ điều tra, thống kê thiệt hại về nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh để đề xuất thực hiện chính sách hỗ trợ thiệt hại cho dân.

Báo Tuổi Trẻ, 18/05/2016
Đăng ngày 18/05/2016
Chí Quốc
Dịch bệnh
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Tôm chậm lớn và cách khắc phục

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, nuôi công nghệ cao, nuôi siêu thâm canh…đang phát triển mạnh tại nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm trong cả nước. Tuy nhiên, nhiều vùng nuôi, bà con đang gặp hiện tượng tôm nuôi chậm lớn. Vậy đâu là nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tôm chậm lớn thế nào?

Làm sao để khắc phục tôm chậm lớn. Ảnh: Tép Bạc
• 09:00 10/11/2022

Bệnh EMS trên tôm và cách điều trị

Để thực hiện chiến lược phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) hay hội chứng tôm chết sớm (EMS), người nuôi cần phải tạo ra môi một môi trường ao nuôi mà điều kiện trong ao không phù hợp để quần thể V. parahaemolyticus phát triển.

Làm sao để điều trị tôm bị EMS -Tôm chết hàng loạt. Ảnh: tincay.com
• 09:00 03/11/2022

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 10:22 30/05/2023

8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp bà con nên chú ý (Phần 1)

Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm giảm, thức ăn nuôi tôm tăng, giá điện tăng,... Thêm vào đó là một số loại bệnh trên con tôm đang hoành hành. Vì vậy, bà con nên nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Tôm thẻ
• 10:24 25/05/2023

Sợ tôm dịch bệnh, nông dân không mặn mà thả nuôi vụ chính

Đang vào vụ chính, nhưng nhiều người nuôi tôm ở các xã vùng đông của Thăng Bình không dám đầu tư thả giống vì sợ tôm dịch bệnh, dẫn đến thua lỗ nặng.

Ao tôm
• 15:00 09/05/2023

Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm

Bộ NNPTNT vừa có công văn số 2580/BNN-TY ngày 25/4/2023 đề nghị các địa phương chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh, rà soát và báo cáo số liệu dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Bệnh trên tôm
• 11:01 27/04/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 02:38 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 02:38 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 02:38 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 02:38 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 02:38 03/06/2023