4 loài tôm nuôi nhiều nhất ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã bước vào hàng ngũ các nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đem về nguồn ngoại tệ ngày càng lớn cho đất nước. Trong đó, tôm sú, tôm thẻ chân trắng… là những đối tượng nuôi quan trọng và góp phần làm nên thành công đó.

4 loài tôm nuôi nhiều nhất ở Việt Nam

Ảnh: Phan Thanh Cường

1. Tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở hơn 22 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh mẽ từ Bắc tới Nam, với trên 600.000 ha diện tích nuôi, sản lượng tôm sú mỗi năm đạt trên 300.000 tấn.

Nhưng hiện nay, nghề nuôi tôm sú đang đối mặt với nhiều thách thức và có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là không chủ động được tôm bố mẹ do khai thác từ tự nhiên và các loại dịch bệnh tràn lan gây chết tôm hàng loạt.
2. Tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) xuất hiện lần đầu tiên ở bang Florida, Mỹ vào năm 1973. Sau đó, được các nhà khoa học đưa vào nuôi thử nghiệm cách ly để phục vụ công tác nghiên cứu. Trên thế giới, TTCT được nuôi nhiều ở các nước Nam Mỹ và Nam Trung Mỹ. Từ những thập niên 1980, ở châu Á, TTCT đã được thử nghiệm và nuôi thành công ở Trung Quốc, Đài Loan, nhưng mãi cho đến năm 1996 mới thực sự đưa vào nuôi trồng sản xuất đại trà. TTCT chính thức di nhập vào Việt Nam từ năm 2001. Từ đó đến nay, nghề nuôi tôm thẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh một phần không nhỏ thị trường xuất khẩu.

TTCT không cần thức ăn có lượng protein cao như tôm sú và lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3 gram với mật độ 100 con/m2 (tại Hawaii), sau khi đã đạt được 20 gram tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1 gram/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Đặc trưng của TTCT là khả năng kháng bệnh khá cao, mức độ kháng chịu tốt với các thay đổi của điều kiện môi trường nuôi, sinh trưởng nhanh, có thể nuôi với mật độ từ 50 - 80 con/m2.

3. Tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), còn gọi là tôm lớn nước ngọt hay tôm Malaysia (theo cách gọi của người Âu - Mỹ), là một loài tôm nước ngọt có nguồn gốc ở vùng Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương và Bắc Australia. Loài này (cũng như các loài khác thuộc chi Macrobrachium) có tầm quan trọng thương mại nhờ các giá trị dinh dưỡng của nó như là một nguồn thực phẩm có giá trị.

Trong khi loài này được coi như một loài động vật thân giáp nước ngọt thì giai đoạn ấu trùng của nó lại phụ thuộc vào độ lợ của nước. Khi nó chuyển qua giai đoạn như là sinh vật phù du và trưởng thành thì nó lại hoàn toàn sống trong nước ngọt.

Việc nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1980, và từ năm 1999 đến nay thì sản xuất giống tôm này phát triển nhanh. Hiện nay, ngoài tôm khai thác tự nhiên, tôm càng xanh đang là đối tượng nuôi phổ biến ở khắp cả nước, đặc biệt ở vùng ĐBSCL. Các hình thức nuôi tôm càng xanh chủ yếu là nuôi tôm nhữ, nuôi tôm mương vườn, nuôi đăng quầng, nuôi tôm ruộng, nuôi tôm ruộng lúa (xen canh và luân canh) và nuôi tôm ao.         

4. Tôm hùm

Tôm hùm (Panulirus.spp) thuộc họ Palinuniade là loài tôm có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố tự nhiên và được nuôi nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa… Mùa khai thác con giống chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4, 5 năm sau.

Ở Việt Nam có 7 loài tôm hùm gồm tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm sỏi, tôm hùm đỏ, tôm hùm ma, tôm hùm sen và tôm hùm bùn. Trong đó, tôm hùm bông có kích thước lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất và có giá trị cao nhất.

Tôm hùm là loài ăn tạp, trong tự nhiên và cũng như nuôi thương phẩm. Thức ăn chủ yếu là cá, giáp xác và nhuyễn thể. Môi trường sống của chúng thường là những nơi nước sạch, có hang hốc, san hô, chất đáy ở tầng đáy sạch, độ mặn cao (>30‰) và nhiệt độ nước luôn ổn định trong khoảng 22 - 320C. Cũng như những loài tôm khác, tôm hùm cũng lớn lên nhờ quá trình lột xác. Tuy nhiên, tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn, do đó tốc độ tăng trưởng cũng chậm hơn. Tôm hùm nuôi trong lồng sau thời gian từ 18 tháng trở đi mới đạt giá trị thương phẩm, cỡ 1 kg trở lên.

Mặc dù có hiệu quả kinh tế cao nhưng khó khăn lớn nhất của nghề nuôi tôm hùm là chưa thể sản xuất giống nhân tạo. Người nuôi hiện nay chỉ dựa vào con giống khai thác từ tự nhiên. Tuy nhiên, số lượng khai thác được ít, không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi. Bên cạnh đó, dịch bệnh của tôm hùm (bệnh sữa), giá thức ăn tăng cao, thời gian nuôi dài, là những rủi ro chính trong quá trình nuôi.

Hiện nay, do lợi nhuận từ nuôi tôm hùm lớn nên tại nhiều địa phương đã mở rộng quy mô nuôi lồng. Vì vậy, vấn đề cần làm ngay để phát triển lâu dài và bền vững của nghề nuôi tôm hùm chính là việc kiểm soát tốt số lượng lồng bè, tránh hiện tượng phá vỡ quy hoạch.           

Thủy Sản Việt Nam, 11/05/2012
Đăng ngày 13/05/2012
Hải Đăng
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:30 21/03/2025

Áp dụng quy trình nuôi VIETGAP: Lợi ích thiết thực cho người dân

VIETGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Quy trình này áp dụng cho nhiều lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng. Mục tiêu chính của VIETGAP là giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang lại lợi ích bền vững cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:49 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 10:26 19/03/2025

Cách nào giải quyết NO2 tối ưu tới thời điểm hiện tại

Việc duy trì môi trường nước sạch và ổn định là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Ao tôm
• 10:04 19/03/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 02:25 22/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:25 22/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:25 22/03/2025

Nuôi ốc cảnh tạo điểm nhấn thêm cho bể cá nhà bạn

Ốc cảnh là một trong những loài sinh vật tuyệt vời để bổ sung vào bể cá, không chỉ vì vẻ đẹp độc đáo mà còn do vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái của bể. Hãy cùng khám phá một số loài ốc phổ biến trong bể cá cảnh, đặc điểm của chúng và cách chăm sóc để bể cá của bạn thêm sinh động.

Bể cá cảnh
• 02:25 22/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 02:25 22/03/2025
Some text some message..