9/9 cơ sở sản xuất tôm giống sai phạm tại Cần Thơ

Các hành vi vi phạm được phát hiện, gồm sử dụng kháng sinh cấm và thuốc thú y ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; có dấu hiệu làm giả thương hiệu tôm giống; sản xuất (SX) không đúng với tiêu chuẩn công bố áp dụng…

9 cơ sở sản xuất tôm giống sai phạm tại Cần Thơ
Tình trạng SX tôm giống bát nháo tạo ra nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

9/9 cơ sở đều có sai phạm

Từ ngày 5/6 đến ngày 07/6/2019, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Cục An ninh Kinh tế (A04) - Bộ Công an tiến hành thanh tra đột xuất 9 cơ sở SX, ương dưỡng giống tôm nước lợ trên địa bàn TP Cần Thơ.

tôm giống, sản xuất tôm giống, tôm giống Cần Thơ, thủy sản

Nhiều cơ sở SX, ương nuôi tôm giống sử dụng kháng sinh cấm và thuốc thú y ngoài danh mục được lưu hành tại Việt Nam.

Qua thanh tra đã phát hiện 9 cơ sở vi phạm quy định về SX, ương dưỡng giống tôm nước lợ. Cụ thể, có 2 cơ sở vi phạm quy định về sử dụng thuốc, kháng sinh hoá chất trong nuôi trồng thủy sản (hành vi sử dụng khánh sinh cấm và thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam gồm Công ty TNHH Giống thuỷ sản Hưng PhúChi nhánh Công ty TNHH tôm giống Châu Phi tại Cần Thơ).

Có 9 cơ sở vi phạm quy định về ghi chép và lưu giữ hồ sơ SX, ương dưỡng giống thủy sản, hồ sơ kiểm dịch tôm giống. Đoàn kiểm tra cũng phát hiện Công ty TNHH MTV Tôm giống Xuân Lợi có dấu hiệu làm giả thương hiệu, SX giống tôm nước lợ không đúng với tiêu chuẩn cơ sở đã công bố. Tại thời điểm thanh tra đã phát hiện và thu giữ 15 nhãn hiệu tôm giống tại kho của công ty. Tình trạng này rất phổ biến tại địa bàn TP Cần Thơ.

Ngoài ra, đoàn còn phát hiện Công ty TNHH Tôm giống Long Quy không có trại SX, ương dưỡng tôm giống nhưng cung cấp số lượng tôm giống rất lớn ra thị trường.  

Nguy cơ dịch bệnh

Thực tế tình trạng đáng báo động về nguồn tôm giống không đảm bảo chất lượng, SX không tuân thủ các quy định pháp luật từ địa bàn TP Cần Thơ đang được đưa đến vùng nuôi, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng đến kết quả SX tôm năm 2019 và Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc siết chặt quản lý chất lượng tôm giống, ngăn chặn kịp thời việc SX, cung cấp tôm giống không đảm bảo chất lượng đến người nuôi, Tổng cục Thuỷ sản đề nghị Sở NN-PTNT Cần Thơ chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan triển khai thực hiện ngay một số nội dung sau:

Tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện về điều kiện cơ sở SX, ương dưỡng; thực hiện công bố chất lượng; kiểm dịch tôm giống; sử dụng thuốc, hoá chất trong SX, ương dưỡng tôm giống và các quy định khác liên quan. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, báo cáo kết quả về Tổng cục Thuỷ sản trước ngày 15/7 để phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý tận gốc.

Các cơ sở SX, ương dưỡng trên địa bàn TP Cần Thơ chủ yếu sử dụng nguồn Nauplius được cung cấp từ các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ để ương dưỡng thành tôm giống. Vì vậy, đề nghị Sở NN-PTNT TP Cần Thơ chủ động phối hợp với các địa phương nơi cung cấp tôm giống để quản lý, giám sát nguồn gốc tôm giống.

tôm giống, sản xuất tôm giống, tôm giống Cần Thơ, thủy sản

Thuốc thú y, kháng sinh nuôi trồng thủy sản được sử dụng không đúng quy định.

Bên cạnh đó, Sở cần tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở SX, ương dưỡng tôm giống biết và thực hiện nghiêm quy định tại Luật Thuỷ sản; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và các quy định của pháp luật về thú y.

Tổng cục Thủy sản yêu cầu Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị có chức năng kiểm tra, giám sát việc xả thải nguồn nước mặn dùng trong SX, ương dưỡng tôm giống ra môi trường.

NNVN
Đăng ngày 15/06/2019
Minh Phúc
Nuôi trồng

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Mùa lạnh: Mối nguy về bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm, bệnh thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100% chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, đồng nghĩa với tình trạng tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 11/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 15:45 16/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 15:45 16/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 15:45 16/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 15:45 16/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 15:45 16/03/2025
Some text some message..