Nhật Bản: Đẩy mạnh sản xuất cá ngừ vây xanh nuôi khép kín cho thương mại

Nhiều trang trại nuôi cá ngừ vây xanh tại Nhật Bản đang đẩy mạnh các lô hàng cá ngừ vây xanh nuôi khép kín, trong đó toàn bộ chu kỳ sinh sản được thực hiện ở khu vực nuôi.

Nhật Bản: Đẩy mạnh sản xuất cá ngừ vây xanh nuôi khép kín cho thương mại
Trại nghiên cứu cá ngừ vây xanh tại Nhật. Ảnh: hatcheryinternational

Công ty thương mại Toyota Tsusho Corp. đã hợp tác với trường đại học Kinki – tổ chức đầu tiên thành công trong nuôi cá ngừ vây xanh khép kín từ năm 2010 hiện đang có hai trại nuôi cá ngừ ở Okinawa và các quận Nagasaki. Công ty con Tuna Dream Goto, điều hành trại ươm cá ngừ vây xanh tại thành phố Goto, tỉnh Nagasaki.

nuôi cá ngừ vây xanh, nuôi cá ngừ vây xanh ở Nhật, nuôi cá ngừ Nhật Bản

Nguồn: Kinki University

Trại giống này dự kiến sản xuất 60.000 con cá bột trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2017 cùng với việc tập trung áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất giống. Trong năm tài chính 2018, nhà máy này dự kiến ​​sản xuất hàng loạt với sản lượng 200.000 con. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 50.000 con mỗi năm vào năm 2019 và 2020. Cá bột được chuyển từ trại giống sang các vùng xa bờ gần đó để phát triển thành những con non. Sau đó chúng được chuyển tới Okinawa để nuôi lớn. Toàn bộ quá trình từ ươm giống đến thu hoạch mất khoảng ba năm. Hiện nay sản lượng cá ngừ đang được nuôi lớn là 3.500 đến 4.000 con, với kế hoạch tăng lên 6.000 con vào năm 2020. Khoảng 2.000 con dự kiến phục vụ XK hàng năm.

Một trại nuôi khác do Maruha Nichiro điều hành, đây cũng là công ty tư nhân đầu tiên chuyên về giống cá ngừ vây xanh chu kỳ khép kín cũng đang đi vào hoạt động tốt. Các hoạt động nuôi cá ngừ vây xanh của Maruha Nichiro Corp. ở Tokyo do công ty con Amami Yougyo điều hành nằm ở đảo Amami Oshima thuộc tỉnh Kagoshima. Công ty cũng đưa sản phẩm vào thương mại từ năm 2015, với số lượng tăng dần trong năm 2016. Công ty đã xây dựng một khu nuôi trồng thuỷ sản mới tại Oita. Năm 2020, công ty dự kiến ​​tổng sản lượng cá ngừ vây xanh đạt 4.300 tấn. Một con cá đạt kích thước thu hoạch thường nặng 50 kg và công ty dự kiến sản xuất gần 54.000 con. Công ty đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm của mình cho chuỗi siêu thị Aeon.

Hai công ty khác cũng đang hoạt động tốt trong lĩnh vực này. Công ty thứ nhất là Kyokuyo có trụ sở tại Tokyo và hợp tác với Công ty Feed One thuộc Yokohama, một nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, dự kiến ​​sẽ bắt đầu đưa sản phẩm của mình vào thương mại trong năm 2017. Công ty này sẽ cung cấp 200 tấn cá ngừ vây xanh nuôi khép kín vào năm 2018 dưới thương hiệu Tunagu. Công ty đã phát triển các trại nuôi cá ở các quận Kochi và Ehime. Công ty thứ hai là Nippon Suisan Kaisha, Ltd., có trụ sở tại Tokyo cũng hướng đến mục đích đưa 10.000 con, tương đương 500 tấn vào thương mại trong năm 2018 và 1.000 tấn trong năm tài chính 2019 từ Trung tâm Công nghệ Sinh học Biển Oita dưới nhãn Kitsuna Gold.

Việc nuôi cá ngừ và cá con để sống sót rất khó. Chúng chỉ sinh sản khi trên 5 tuổi với các điều kiện đặc biệt. Đại học Kinki (Kindai) ở tỉnh Wakayama là tổ chức đầu tiên thành công trong mô hình nuôi khép kín, sử dụng cá ngừ ở 6 và 7 tuổi, nhưng khả năng sống sót ban đầu rất thấp. Trong số 190.000 trứng nở trong năm 2009, chỉ có khoảng 40.000 con tương đương 0,5% sống sót trong giai đoạn cá con. Tỷ lệ chết tiếp tục tăng lên sau đó.

Tuy nhiên, trong nhiều năm sản xuất thử nghiệm, khả năng sống sót đã tăng lên, mặc dù vẫn còn thấp. Tuy vậy, việc nuôi cá ngừ vây xanh đem lại lợi ích lớn khi trữ lượng loài tự nhiên đang suy giảm.

Giống cá nuôi theo mô hình khép kín được coi là biện pháp bền vững hơn so với thu hoạch cá con tự nhiên, vì không làm suy giảm nguồn lợi tự nhiên, mặc dù việc nuôi cá ngừ sẽ ảnh hưởng đến nhiều loài cá tự nhiên khác như cá thu - nguồn thức ăn cho cá ngừ, những loài này có tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thấp so với các loài cá nuôi khác như cá hồi.

Theo Undercurrentnews
Đăng ngày 06/12/2017
Diệu Thúy - VASEP
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:35 22/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 08:35 22/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:35 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 08:35 22/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 08:35 22/01/2025
Some text some message..