An Giang xử lý doanh nghiệp nợ tiền cá tra

Gần đây dư luận ở An Giang xôn xao về việc  nợ nần của bà Nguyễn Thị Huệ Trinh, Tổng Giám đốc và chồng là chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco, ở An Giang), doanh nghiệp chuyên nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra. Vợ chồng bà Trinh được cho là đã đi công tác nước ngoài nhiều ngày mà không về công ty, khiến các chủ nợ lo lắng.

công ty thuận an nợ tiền cá tra
Lãnh đạo Công ty Thuận An (An Giang) đi công tác nước ngoài nhiều ngày mà không về, khiến các chủ nợ lo lắng.

Theo tìm hiểu, vào tháng 8-2014, Ngân hàng Nhà nước cho phép và chỉ định Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) chi nhánh An Giang cho vay tín chấp, đối với Công ty Thuận An để xây dựng mô hình chuỗi liên kết giá trị cá tra, gắn với người nuôi trên diện tích 50ha (chưa kể vùng nuôi riêng của công ty này). Mô hình liên kết này thì người nuôi được cung ứng thức ăn, thuốc… trong quá trình nuôi cá, thông qua sự giải ngân vốn của ngân hàng. Khi cá tra tới kỳ thu hoạch thì người nuôi được công ty bao tiêu, chế biến xuất khẩu; sau đó thu tiền về thanh toán lại cho ngân hàng… Phần lợi nhuận người nuôi sẽ hưởng.

Mô hình này được cho là hướng đi mới trong việc liên kết phát triển ngành cá tra. Thế nhưng, khoảng cuối năm 2016 xuất hiện thông tin công ty Thuận An gặp khó khăn về vốn; trong đó nợ các ngân hàng gần 600 tỷ đồng và hơn 2,5 triệu USD, nợ người nuôi cá gần 120 tỷ đồng… Đáng lo hơn là vợ chồng bà Trinh bỗng nhiên đi công tác dài ngày mà không về công ty và không liên lạc được. Trước tình hình trên, nhiều hộ dân bị công ty Thuận An thiếu nợ (trong mô hình liên kết) đã gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng. 

Chiều 9-2, UBND tỉnh An Giang đã họp với các ngân hàng, ngành chức năng của tỉnh… để bàn biện pháp xử lý những vấn đề liên quan đến Công ty Thuận An; đồng thời ổn định tâm lý người nuôi cá. Ông Phạm Sơn, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh An Giang cho biết: “Qua báo cáo của các ngành liên quan thì hiện nay công ty Thuận An vẫn hoạt động. Vì vậy, quan điểm chung của tỉnh là hỗ trợ nhiều cách để công ty này duy trì hoạt động và ổn định dần, sau đó tìm hướng tháo gỡ khó khăn. Một trong những vấn đề quan trọng lúc này là bảo vệ quyền lợi của nông dân đang bị công ty Thuận An còn nợ”. Ông Nguyễn Văn Tấn, hộ nuôi cá tra than thở: “Tôi tham gia mô hình liên kết và giao cá cho công ty Thuận An đã mấy tháng, như vậy coi như xong phần trách nhiệm của mình khi lấy thức ăn nuôi cá. Tuy nhiên, công ty chưa trả tiền cho ngân hàng, thế là ngân hàng quay sang đòi tôi với số nợ hàng chục tỷ đồng khiến cả nhà mất ngủ”. Cũng theo UBND tỉnh An Giang, hiện các ngành chức năng của tỉnh tiếp tục theo dõi tình hình nhằm bàn bạc đưa ra giải pháp giải quyết trong thời gian tới…

ĐBSCL: Giá cá tra tăng mạnh

Giá cá tra nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL tăng khá cao trong những ngày gần đây. Chiều 9-2, thương lái ở Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp… thu mua cá tra loại 1 với giá khoảng 24.000 đồng/kg, đây là mức giá đảm bảo cho người nuôi lãi khá.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Gò Đàng cho biết: “Do nhu cầu thị trường tiệu thụ trên thế giới cải thiện tốt, trong khi sản lượng cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL hiện nay không nhiều nên giá cá tăng trong mấy ngày qua. Cần thấy rằng, vào năm 2011 cá tra có lúc hút hàng đẩy giá lên cơn sốt 27.000- 28.000 đồng/kg. Do đó, chưa ai biết trước những ngày tới cá tra có tiếp tục tăng thêm nữa hay không”.

Các doanh nghiệp thủy sản cũng nhận định, giá cá đang tăng nhưng người nuôi cần theo dõi chặt diễn biến thị trường, trước khi mở rộng diện tích nhằm tránh tình trạng rớt giá khi thừa nguyên liệu. Thời gian qua, giá cá tra lên xuống thất thường không ổn định, bởi phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ trên thế giới. Do đó, việc thả nuôi cần hết sức thận trọng… 

SGGP
Đăng ngày 11/02/2017
Huỳnh Lợi
Doanh nghiệp

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 11:00 02/05/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 08:00 27/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 05:05 03/05/2024

Sò tai tượng: Kho báu nơi đại dương

Sò tai tượng được biết đến là động vật thân mềm có kích thước lớn nhất. Không chỉ có kích thước khủng, chúng còn mang lại rất nhiều giá trị về kinh tế và thẩm mỹ.

Sò tai tượng
• 05:05 03/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 05:05 03/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 05:05 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 05:05 03/05/2024