Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Công nghệ nuôi tôm thâm canh tiên tiến theo mô hình biofloc đã đáp ứng được các yêu cầu nuôi tôm bền vững như: Tạo cho môi trường nuôi bền vững; hạn chế tối đã dịch bệnh bùng phát; tôm thương phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm; hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao tôm
Nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ Biofloc. Ảnh: Tép Bạc

Xây dựng và chuẩn bị hệ thống nuôi

Lựa chọn địa điểm nuôi 

Ðịa điểm phù hợp cho việc xây dựng ao nuôi công nghiệp là vùng thuận lợi cho việc cấp nước, thoát nước.  

Nguồn nước cung cấp chủ động, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp hoặc sinh hoạt pH của nước từ 8,0 đến 8,3. Ðộ mặn <5‰ nước ngọt. 

Về kinh tế xã hội: Nên chọn địa điểm vùng nuôi thuận lợi về giao thông, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm và an ninh trật tự tốt.

Tôm chân trắngTôm chân trắng- post 10


Tôm chân trắng giống- post 35

Xây dựng hệ thống nuôi  

Công trình nuôi tôm L. vannamei công nghệ cao, có kết cấu ao nuôi bằng xi măng hoặc ao lót bạt cao su. Khu nuôi có mái che bằng tôn nhựa trong hoặc bạt nilon trong. Nuôi tôm chân trắng - siêu thâm canh, năng suất cao, áp dụng kỹ thuật biofloc.  

- Xây dựng một hệ thống khu nuôi gồm có các ao nuôi, ao lắng, ao xử lý nước thải...

- Tỷ lệ diện tích các ao và hạ tầng khác như sau: Ao nuôi 40% diện tích. 

Ao lắng, bể lọc sinh học, ao lọc hoàn chỉnh và ao xử lý nước 50-55% Diện tích khác 5-10%. 

- Diện tích ao nuôi cấp 1: 200- 500m2; ao cấp 2: 1.000-2.000m2, hình vuông, hính chữ nhật.  

- Độ sâu của ao là 1,5-2,5m (độ sâu của nước tốt nhất là 1,2-1,8m).  

- Ao xây bằng bê tông hoặc bể bạt cao su, có hệ thống cống rút nước đáy. Toàn bộ ao nuôi có mái che bằng tôn nhựa thủy tinh hoặc bạt nilon trong. - Cấp nước chủ động bằng máy bơm. Bơm nước đủ công suất cho khu nuôi. 

Chuẩn bị hệ thống nuôi  

  • Chuẩn bị ao nuôi 

- Rửa sạch ao nuôi bằng bê tông hoặc bể bạt cao su; kiểm tra các lỗ rò rỉ thoát nước. 

  • Lấy nước vào ao

- Bơm nước qua túi lưới màn đầy ao lắng, khử trùng nước nuôi bằng TCCA 5-10g/m3 nước; hoặc Povidin 90% 0,5-1ml/m3 nước. 

- Bơm nước từ ao lắng vào bể lọc sinh học, sau chuyển vào ao lọc hoàn chỉnh.  

- Bơm nước từ ao lọc hoàn chỉnh vào ao nuôi.

Mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh theo công nghệ Biofloc 2 cấp (0,43ha) 

  • Phương pháp gây màu nước

- Bón bột đậu tương hoặc bột cá (5kg/1000m3) và mật đường (10kg/1000m3), bón 3-5 ngày liên tục cho ao trước khi thả tôm nuôi, VFI= 1,56ml/L. 

- Bón các chế phẩm vi sinh vật: EM Clean, BZT Nitro, Biozym, … tăng cường vi khuẩn hữu ích phát triển khối lượng biofloc và ức chế các vi khuẩn gây bệnh.  

- Các chế phẩm vi sinh nên ủ với mật đường từ 10-24 giờ, sau đó bón cho ao nuôi. 

- Trước khi thả giống kiểm tra pH, nếu pH <7,5 bón thêm bột đá vôi hoặc Dolomite 10-20kg/1000m3 hoặc  khoáng PERMENTIN 10kg/1.000m3, nâng pH > 7,5 và giữ ổn định pH biến thiên trong ngày không quá 0,5 đơn vị.  

Chọn tôm giống nuôi

Chọn tôm giống

Trước khi thả giống phải kiểm tra chất lượng tôm giống. Tôm giống đạt tiêu chuẩn là: Tôm không nhiễm các bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh Taura (TSV), bệnh đục cơ (IMNV), bệnh hoại tử (IHHNV), bệnh hại tử gan tụy cấp (EMS/AHPNS), bệnh phát sáng, bệnh vi bào tử, bệnh sinh vật bám, v.v... 

Tôm khoẻ. Dùng 50 - 100 tôm giống có chiều dài 1,0-1,2cm để kiểm tra hình dạng. Tôm khoẻ là tôm không dị hình, không có thương tích, các phần phụ đầy đủ, các cơ đầy đặn, màu trong, ruột, dạ dày no, thích bơi ngược dòng, khi bơi hoạt bát, cơ thể ngay thẳng. Bên ngoài không có ký sinh trùng và vật khác. 

Tôm giống Pl10-12 có chiều dài từ 8-10mm, có thể tiến hành giai đoạn thuần hóa nước ngọt tôm giống.

Ương tôm giống- Cấp 1  

Tôm giống Pl10-12 có chiều dài từ 8-10mm, tiến hành ương tôm giống- Cấp 1.

Mật độ ương là 1.000-1.500 Pl/m3, sục khí liên tục ngày đêm (dùng máy nén khí 18m3 khí/giờ cho 20m2 bể). 

Bể (ao) ương có diện tích 200 – 500m3.  

Thời gian ương tôm giống 20- 25 ngày, tôm đạt cỡ 30-40mm (0,25- 0,35g/con) thu hoạch chuyển sang ao nuôi tôm thương phẩm- cấp 2. Tỷ lệ sống đạt 70%. Năng suất đạt 0,175- 0,280kg/m2 .

 Những chú ý khi chuyển tôm từ ao cấp 1 sang ao cấp 2: Yếu tố môi trường ao cấp 2: t0 =25-300C, pH= 7,5=8,5; DO >5mg/L, KH= 100-160mg CaCO3/L, NH3=0, NO2= 0.  Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước của ao cấp 1 và ao cấp 2 cân bằng nhau, hoặc nếu khác nhau < 20C. Khi chuyển tôm bằng cách dùng chậu nhựa (nhôm) đường kính 45-50cm, lấy 10-15 lít nước ao cấp 2. Kéo lưới tôm từ ao cấp 1, chuyển tôm vào chậu có nước, định lượng tôm trong chậu, chuyển tôm sang ao cấp 2. Thời gian chuyển tôm không quá 2 giờ.

Mùa vụ nuôi  

Tôm chân trắng (L. vannamei) là loại tôm rộng độ mặn, rộng nhiệt, nhưng phạm vi thích hợp để tôm sinh trưởng nhanh có giới hạn. Nhiệt độ khi > 22oC, mới nên nuôi tôm. Do vậy, ở miền Bắc và bắc Trung bộ vụ nuôi tôm nên bắt đầu được từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến hết tháng 12; ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ vụ nuôi từ tháng 2 tháng 3 đến hết tháng 12. Mỗi vụ nuôi từ 2 đến 3 tháng. 

Nuôi tôm thương phẩm- Cấp 2  

Mật độ thả: Tôm L. vannamei nuôi thâm canh, thả mật độ là 100-120 con/m2

Thời gian nuôi  60-65 ngày tôm đạt cỡ 25-29g/con (35-40con/kg). Tỷ lệ sồng đạt 60%; năng suất đạt 1,500- 2,088kg/m2

Đăng ngày 11/04/2023
Bùi Quang Tề @bui-quang-te
Nuôi trồng

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Đối đầu nhiều thử thách lớn trên đường nuôi tôm về cỡ lớn

Nuôi tôm đến cỡ lớn luôn đi kèm với nhiều thử thách lớn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và kỹ thuật cao. Một trong những thách thức phổ biến là kiểm soát môi trường ao nuôi, đặc biệt về chất lượng nước, độ pH và hàm lượng oxy hòa tan.

Tôm thẻ
• 09:46 16/10/2024

Nhìn bọt có thể đóan được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 09:44 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:44 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:44 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 09:44 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 09:44 18/10/2024
Some text some message..