Australia "bơm" 66 triệu USD khơi thông xuất khẩu nông, thủy sản

Chính phủ Australia sẽ “bơm” 110 triệu AUD (66 triệu USD) để khơi thông hoạt động thương mại quốc tế, giúp tổ chức hàng trăm chuyến bay chuyên chở hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu ra nước ngoài.

Tiền úc
Chính phủ Australia khơi thông hoạt động thương mại quốc tế cứu ngành nông nghiệp, thủy sản.

Khoảng 200 chuyến bay vận chuyển hàng nghìn tấn tôm hùm, cua, bào ngư, cá tươi và tôm đông lạnh, cùng với sữa và các loại thịt đỏ… sẽ lần lượt bay đến các thị trường xuất khẩu truyền thống của Australia trong thời gian tới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Khu hành chính Đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Singapore và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất.

Kế hoạch vận chuyển hàng hóa này là trọng tâm của gói cứu trợ cho các nhà xuất khẩu, dự kiến sẽ được chính quyền của Thủ tướng Scott Morrison công bố trong ngày 1/4. Các máy bay, ngoài nhiệm vụ chở hàng hóa xuất khẩu của Australia ra thị trường thế giới, sẽ vận chuyển về nước các vật tư y tế cần thiết mà chính phủ đã đặt mua.

Xuất khẩu nông, thủy sản của Australia hiện đang gặp khó khi hàng loạt hãng hàng không ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Với tính chất là sản phẩm tươi cần vận chuyển nhanh trong vòng 24 giờ sau thu hoạch, lĩnh vực xuất khẩu nông, thủy sản phụ thuộc hoàn toàn vào cách thức vận chuyển bằng đường hàng không, thay vì có thể tìm kiếm giải pháp thay thế như vận chuyển bằng đường biển.

Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham cho biết việc hỗ trợ ngành xuất khẩu trở lại hoạt động là rất cần thiết, giúp giảm thiểu tổn thất việc làm do đại dịch. Đây cũng là một phần quan trọng trong tiến trình phục hồi nền kinh tế.

Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế và nhà chức trách Australia đã lên tiếng cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu về việc chi phí vận chuyển hàng hóa hiện nay sẽ cao hơn rất nhiều so với giai đoạn bình thường khác. Trong đó, riêng tuyến bay từ Australia đến Trung Quốc có khả năng tăng ít nhất gấp đôi do chi phí vận hành và bến bãi cao đột biến.

Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các chính  phủ không được hỗ trợ trực tiếp chi phí vận chuyển hàng hóa cho các nhà sản xuất trong nước. Để tránh vi phạm quy tắc này, Canberra sẽ chỉ tham gia tạo điều kiện dễ dàng để “khơi thông” các tuyến bay. Toàn bộ phần chi phí vận chuyển hàng hóa vẫn do các nhà xuất khẩu tự chi trả.

TTXVN
Đăng ngày 01/04/2020
Diệu Linh
Thế giới
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 14:50 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 13:55 31/05/2023

Xuất khẩu tôm tiếp tục xu hướng giảm

Tháng 4/2023, xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm của những tháng trước, đạt 287 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 887 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chế biến tôm
• 15:20 29/05/2023

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.

Cá khô
• 14:10 26/05/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 17:11 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 17:11 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 17:11 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 17:11 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 17:11 01/06/2023