Trong cuộc họp báo được công bố dựa trên mối quan hệ với Hợp tác nghề cá bền vững (SFP) và Viện phát triển bền vững Đại học Cambridge cùng với sự hỗ trợ của Quỹ khí hậu châu Âu, nhấn mạnh rằng: uớc tính tổng thiệt hại thủy sản toàn cầu vào năm 2050 do biến đổi khí hậu dao động từ 17 đến 41 tỷ USD dựa trên kịch bản toàn cầu gia tăng lên 2 độ.
Sản lượng thủy sản sẽ tăng lên 30 – 70% ở các vĩ độ cao nhưng giảm 40 – 60% trong vùng nhiệt đới và Nam Cực. Các loài cá lớn như cá ngừ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có khả năng di chuyển về phía đông.
Có đến 400 trăm triệu người phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cá để ăn và lượng protein trong cá giảm do biến đổi khí hậu. Ngư dân sẽ tận thu thủy sản trong vùng nhiệt đới.
Đặc biệt, việc thay đổi phân bố sinh vật biển có thể dẫn đến xung đột giữa các quốc gia đánh bắt cá và gia tăng đáng kể đánh bắt cá bất hợp pháp.
Tác động của biến đổi khí hậu và quá trình axit hóa đại dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các yếu tố khác như ô nhiễm, môi trường sống biến mất và đánh bắt quá mức.
Cuộc họp báo với các bên liên quan được phân phối bởi ngành công nghiệp thủy sản trên toàn cầu với thông điệp kêu gọi hành động để giải quyết các mối đe dọa này.
Phát biểu tại buổi báo cáo, Chris Brown - Giám đốc cấp cao về kinh doanh bền vững ở Asda Walmart cho biết: "Mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và quá trình axit hóa các nguồn tài nguyên biển mà theo đó chúng tôi dựa trên báo cáo này như là một lời nhắc nhở kịp thời về tốc độ thay đổi của đại dương và sự cần thiết của chúng đối với lợi ích của chúng ta dù trực tiếp và gián tiếp trong các ngành công nghiệp hải sản để thúc đẩy hành động ở mọi cấp độ".
Blake Lee- Harwood, đối tác nghề cá bền vững cho biết thêm: "Báo cáo này là một sự thức tỉnh đối với ngành thủy sản về quy mô của các mối đe dọa cho nguồn tài nguyên đại dương từ biến đổi khí hậu và quá trình axit hóa. Chúng ta cần phải nhìn thấy hành động này là khẩn cấp trong cố gắng để giảm thiểu các tác động có khả năng thích ứng với bất cứ nơi nào có thể xảy ra trong thực tế”.
Eliot Whittington, người đứng đầu Viện phát triển bền vững, Đại học Cambridge cho biết: "Cuộc họp báo này nêu bật những tác động quan trọng của biến đổi khí hậu đối với kinh doanh thủy sản và thiệt hại cho ngành công nghiệp với chi phí lên tới hàng chục tỷ đô trong tương lai. Các công ty trong lĩnh vực này sẽ phải mất chi phí lập kế hoạch cho tương lai về những tác động của khí hậu. Chúng tôi hy vọng rằng cuộc họp này với sự phát triển của chuyên gia từ lĩnh vực kinh doanh và khoa học sẽ giúp họ thực hiện được”.
Các cuộc họp báo trích dẫn khu vực hành động có thể được thực hiện để giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu:
- Thích ứng nếu có thể, ví dụ: một số trại sản xuất giống động vật có vỏ ở phía tây bắc Hoa Kỳ đã học được cách tránh dùng trong nước biển trong thời kỳ nồng độ axit cao;
- Thực hiện đánh giá tổn thương của hoạt động nuôi trồng thủy sản và nghề cá;
- Tăng cường quản lý vùng ven biển để giảm ô nhiễm đất, giảm nguồn lực cho quá trình thu hoạch và thiệt hại vật chất;
- Tạo ra môi trường sống mới như rạn san hô nhân tạo để hoạt động của vườn ươm cá ở những nơi phá hủy rạn san hô xảy ra.