Axit linolenic giúp tôm thẻ chân trắng kháng bệnh EHP

Bệnh vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Tác nhân gây bệnh được xác định là vi bào tử trùng microsporidia- một ký sinh trùng nội bào, vật có thể nhiễm vào khối gan tụy gây nên sự chậm phát triển. Mặc dù bệnh không gây chết, nhưng loại ký sinh trùng này ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng, gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nuôi tôm.

Nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Aquaculture cho thấy bổ sung axit linolenic vào khẩu phần ăn của tôm giúp tôm đề kháng lại bệnh EHP.

Tôm nuôi nhiễm EHP thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Khi tôm giống bị nhiễm EHP thả nuôi trong tháng đầu tiên, tôm vẫn phát triển tương đối bình thường nhưng sau khi tôm đạt trọng lượng 3-4g/con, cũng như khối lượng tôm trong ao tăng dần thì tôm chậm lớn dần rồi có thể dừng lớn hẳn. Dấu hiệu bênh lý điển hình của tôm nhiễm vi bào tử trùng là hiện tượng tôm chậm lớn và nhiều phần trên cơ thể chuyển sang màu trắng đục. Ao tôm bị bệnh có hiện tượng lệch size. Trong giai đoạn đầu, tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột.

Mẫu gan tôm khỏe mạnh và bị nhiễm EHP

Axit linolenic là một axit béo thiết yếu trong khẩu phần ăn của động vật thủy sản. Cá và tôm không có khả năng tổng hợp axit béo do đó việc bổ sung axit béo vào khẩu phần ăn là cần thiết. Bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể động vật là thành phần cấu trúc thiết yếu của tất cả các màng tế bào, truyền tín hiệu nội bào, sản xuất hormone và sản xuất năng lượng.

Khi tôm thiếu acid béo sẽ giảm khả năng chống lại các tác nhân gây căng thẳng từ môi trường và phản ứng miễn dịch, giảm hoạt động của enzym chống oxy hóa.

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả axit linolenic lên hiệu suất tăng trưởng và tình trạng miễn dịch của tôm nhiễm EHP. Tôm nhiễm EHP được cho ăn chế độ ăn LNA (chế độ ăn 0; 1,2; 2,4 và 4,8 g/kg) trong 30 ngày. 

Kết quả cho thấy so với các nhóm khác, chiều dài cơ thể và trọng lượng của tôm ở nhóm bổ sung 2,4g LNA/kg thức ăn đạt giá trị cao nhất và khác biệt so với nhóm đối chứng, kế tiếp là nghiệm thức bổ sung 4,8 g LNA/kg thức ăn.

Dietary LNA

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng khi tôm được cho ăn với chế độ ăn 2,4 g LNA/kg, các gen liên quan đến tăng trưởng (axit farnesoic O-methyltransferase và protein điều hòa ecdysteroid) được điều chỉnh giảm, nhưng hormone esterase giống như carboxylesterase của tôm được điều chỉnh tăng lên, cho thấy rằng LNA có thể cải thiện khả năng tăng trưởng của tôm nhiễm EHP
Qua phân tích cho thấy ba gen miễn dịch (protein peritrophin-44, lysozyme và cathepsin C) ở tôm đã được điều chỉnh tăng đáng kể sau khi được bổ sung LNA. Ngoài ra, hoạt tính của enzyme superoxide dismutase và catalase trong gan tụy của P. vannamei đã tăng lên rõ rệt sau khi bổ sung  axit linolenic với các nồng độ khác nhau và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 2,4 g axit linolenic
Dietary LNA content
Dietary LNA content
Số lượng bản sao của EHP đã giảm đáng kể ở nhóm 1,2; 2,4 và 4,8g LNA/kg chế độ ăn so với nhóm không có LNA. Nghiệm thức bổ sung 2,4 g/kg thức ăn có số lượng bản sao thấp nhất.  
Dietary LNA content
Tóm lại, hàm lượng LNA thích hợp trong thức ăn (2,4 g/kg khẩu phần) có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng và tăng cường khả năng miễn dịch không đặc hiệu và hoạt động chống oxy hóa.
Kết quả từ nghiên cứu chỉ ra rằng Axit linolenic có thể được sử dụng để kiểm soát EHP trong nuôi tôm.
Đăng ngày 28/10/2021
Như Huỳnh
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:26 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:26 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:26 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:26 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:26 29/03/2024