Bảo tồn biển tại khu sinh quyển Cù Lao Chàm

Châu Âu là khu vực có quy định chống IUU tích cực nhất trên thế giới. EC không chấp nhận chuyện khai thác hải sản không có giấy phép, báo cáo sản lượng khai thác thấp hơn thực tế, đánh bắt cá nhỏ hơn kích cỡ cho phép và đánh bắt ở vùng cấm.

Bảo tồn biển tại khu sinh quyển Cù Lao Chàm
Người dân khai thác rong mơ trong mùa sinh sản.

Theo ThS.Lê Ngọc Thảo - Trưởng ban Thư ký Khu sinh quyển Cù Lao Chàm, gỡ “thẻ vàng” trước mắt và phát triển bền vững nghề cá lâu dài đòi hỏi cần phải có chiến lược bài bản về khai thác đi đôi với bảo vệ, bảo tồn các sinh vật biển quý hiếm. Tại Quảng Nam đã có quy định cấm khai thác tôm hùm trong thời kỳ sinh nở (ngày 1.4 đến ngày 31.7), tuy nhiên vi phạm vẫn xảy ra thường xuyên, đặc biệt là khu vực cần bảo tồn như biển Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An) hay vùng biển Bàn Than (xã đảo Tam Hải, Núi Thành). Hồi cuối tháng 4 vừa qua, Tổ tuần tra của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm đã phát hiện một nhóm gồm nhiều tàu thuyền không có số hiệu khai thác tôm hùm trái phép tại khu vực Bãi Xếp. “Đây là hành vi đánh bắt hải sản bất chấp quy định rất đáng báo động, cần lên án vì diễn ra trong thời gian cấm và tại vùng cấm khai thác hải sản. Cua đá, rong mơ, cá hồng, cá mú... đã bị khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ trái phép rất nhức nhối” - ThS.Lê Ngọc Thảo nói.

Để bảo tồn các loài hải sản quý hiếm, đảm bảo đa dạng hệ sinh thái biển, theo ý kiến của nhiều ngành, cần đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là cần có “rào chắn” từ xa. Đó là quản lý theo phương thức hệ sinh thái, nghĩa là bảo vệ tất cả yếu tố có liên quan đến sinh trưởng, phát triển của sinh vật cần bảo tồn là vòng đời, không gian, thời gian liên quan đến sinh trưởng, sinh sản của nó. Ví dụ như cua đá, sinh trưởng ở núi rừng nhưng khi sinh sản sẽ di chuyển men theo sườn núi, sông suối, đến khu vực biển để đẻ. Tuy nhiên, do xây dựng nhiều công trình như resort, nhà hàng, khách sạn, môi trường của cua đá đã bị thay đổi, không gian sinh tồn và bãi đẻ của nó bị biến động. “Các công trình khi xây dựng nhất thiết phải tuân thủ các phương án không bức hại môi trường. Vùng lõi bảo tồn biển Cù Lao Chàm cũng như các vùng đệm như Cẩm Thanh, ven bờ biển Cửa Đại, ven sông Thu Bồn đều bị xáo trộn bởi thủy điện và nhiều dự án đầu tư không tuân thủ quy luật tự nhiên. Không thể vì lợi nhuận trước mắt mà bức hại môi trường của nhiều loài sinh vật biển quý hiếm” - ThS.Lê Ngọc Thảo cảnh báo.

TS.Chu Mạnh Trinh - Phó Trưởng phòng Nghiên cứu & hợp tác quốc tế (Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm) đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn biển trên phạm vi trong và ngoài tỉnh cho rằng, bảo tồn biển Cù Lao Chàm nói riêng, các vùng biển của Quảng Nam nói chung cần tiếp cận theo phương pháp đa ngành, đa lĩnh vực, tổng thể và hài hòa nhiều lợi ích, trong đó có đảm bảo môi trường cho sinh vật biển sinh trưởng và phát triển. Theo đó, cần quản lý tổng hợp vùng bờ và lưu vực sông. “Nhất thiết phải xây dựng được cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin phục vụ quản lý tổng hợp nghề cá. Vùng biển Tam Tiến, Tam Hải (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ) có đa dạng sinh học biển nhưng lại bị bào mòn vì thiếu sự chung tay giữ gìn bằng một hệ thống công cụ khoa học, bài bản. Cần khảo sát, đánh giá, điều tiết, điều phối nhiều hoạt động từ cơ quan quản lý đến cộng đồng dân cư” - TS.Chu Mạnh Trinh nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 08/05/2018
Quang Việt
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 21:34 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 21:34 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:34 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 21:34 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 21:34 08/11/2024
Some text some message..