Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài trên 80 km, diện tích mặt nước 8.892 ha, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố trong tỉnh. Theo cơ quan chuyên môn, nguồn lợi thủy sản tự nhiên và khu hệ cá phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở Hòa Bình tương đối phong phú.

Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình
Được sự hỗ trợ của đơn vị chức năng Sở NN&PTNT, người dân xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc đầu tư nuôi cá trên vùng hồ sông Đà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi điều tra, khảo sát thực trạng nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ sông Đà, kết quả thu được là đã xác định có 24 bãi cá đẻ tự nhiên của 4 nhóm cá tham gia đẻ trứng. Khu hệ cá sông Đà thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình gồm 94 loài và phân loài, thuộc 712 giống, 21 họ trong 8 bộ. Trong số này có 88 loài cá bản địa, chiếm 93,6%; 6 loài cá di nhập, chiếm 6,4% và 12 loài cá trong sách đỏ Việt Nam năm 2007.

Hiện có hàng nghìn hộ dân trong vùng cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào hồ Hòa Bình. Vì vậy, công tác tái tạo, nuôi dưỡng, bổ sung nguồn lợi thủy sản là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hàng năm, Sở NN&PTNT chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu ban hành các văn bản về tăng cường công tác quản lý nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản; tuyên truyền bảo vệ bãi cá đẻ, cá giống trong mùa sinh sản; tổ chức kiểm tra bãi cá đẻ để đánh giá trữ lượng, nguồn lợi thủy sản. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, giới thiệu Luật Thủy sản; xây dựng nội dung tờ rơi, áp phích tuyên truyền về Luật Thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát cho nông, ngư dân có tham gia hoạt động thủy sản.

Nhiều năm qua, việc thả cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh đã được quan tâm duy trì thực hiện. Trong 5 năm (2014 - 2018), tỉnh đã thả cá bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ sông Đà được gần 156.200 con cá giống các loại. Trong đó, riêng năm 2018, Chi cục Thủy sản phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức lễ phát động và thả cá phóng sinh tại khu vực vùng hồ thuộc xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) với số lượng trên 60.200 con cá giống các loại, gồm 11.612 con cá đặc sản là lăng, bỗng, trắm đen, chạch trấu, chày mắt đỏ; 48.600 con cá truyền thống là mè, trắm cỏ, chép, trôi. Cá giống được sản xuất theo quy trình kỹ thuật, khỏe mạnh, đồng đều, đúng kích cỡ và thả đúng phương pháp nên tỷ lệ sống khi thả rất cao. Đây đều là những loại cá giống phù hợp với môi trường hồ Hòa Bình và không ảnh hưởng đến các loài khác.

Cùng với thả cá phóng sinh, Chi cục Thủy sản đã lồng ghép tuyên truyền tới người dân trong khu vực, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ đa dạng sinh học thủy vực và tạo sinh kế ổn định cho người dân bằng việc không đánh bắt thủy sản trong thời gian tối thiểu 5 ngày sau khi thả cá giống.

Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Để Luật Thủy sản đi vào cuộc sống, những năm qua, việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản thường xuyên được các cấp, ngành quan tâm phối hợp chỉ đạo. Sở NN&PTNT đã chủ động, tích cực phối hợp với các địa phương, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Đội Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an tỉnh), Phòng NN&PTNT các huyện cũng như UBND các xã vùng hồ sông Đà tổ chức tuyên truyền, tập huấn, giới thiệu Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản... Đồng thời, thực hiện các hình thức tuyên truyền như phát tờ rơi, tài liệu, áp phích, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ xã, phường và nông ngư trong tỉnh. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản đã ký kết quy chế phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trật tự xã hội trong lĩnh vực thủy sản trên đường thủy nội địa; ký kết kế hoạch với Giáo hội Phật giáo tỉnh trong công tác phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác này.

 Trong năm 2019, Chi cục Thủy sản tiếp tục phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, chùa Hòa Bình Phật Quang và Tổng cục Thủy sản tổ chức thả cá bổ sung, phục hồi nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình. Dự kiến hoạt động này sẽ được diễn ra vào rằm tháng bảy với khoảng 50.000 - 60.000 con cá giống được thả phóng sinh.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành chức năng, hiện nay, người dân vùng hồ sông Đà đã nâng cao nhận thức, thấy được vai trò, trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác hợp lý. Bà con hạn chế sử dụng xung điện, kích điện, đặt vó đèn, nhờ vậy, trữ lượng nguồn lợi trên hồ được đánh giá còn khá phong phú, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho bộ phận dân cư sinh sống quanh hồ.

Báo Hòa Bình
Đăng ngày 08/05/2019
Bình Giang
Môi trường

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:58 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:58 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:58 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:58 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:58 25/04/2024