Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, góp phần tạo sinh kế cho người dân

Bình Định có hai đầm nước lợ diện tích tương đối lớn là đầm Thị Nại (5.060 ha) và đầm Đề Gi (1.600 ha).

Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn tại Bình Định đang được bảo vệ và phát triển ngày càng bền vững. Ảnh: NTN

Trước năm 1975, diện tích rừng ngập mặn 02 đầm này lên tới trên 1.000 ha. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản và quá trình đô thị hóa làm cho diện tích rừng ngập mặn ngày càng suy giảm nghiêm trọng, kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trường sinh thái, thiên tai, xâm nhập mặn, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,...

Năm 2022, tỉnh Bình Định tích cực triển khai công chăm sóc, bảo vệ 6,5 ha rừng ngập mặn được triển khai trồng từ năm 2018, trong đó tại Nhơn Bình 1,5 ha và Phước Sơn 05 ha; giao khoán tổ chức  bảo vệ 81,61 ha rừng trồng thuộc đầm Thị Nại và đầm Đề Gi; trồng 2.100 cây đước tại khu vực Cồn Trạng, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước thuộc Khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại, kết hợp khảo nghiệm ươm thử nghiệm 6.000 cây giống mắm biển để phục vụ cho công tác trồng rừng ngập mặn.

Đồng thời, tích cực thông tin, tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn thông qua hệ thống đài truyền thanh xã và các lớp tập huấn kỹ thuật góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

Riêng trong năm 2023, Bình Định đã tổ chức triển khai thực hiện 05 lớp tập huấn truyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn cho hơn 150 lượt người dân của các xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ), Cát Khánh (huyện Phù Cát), Phước Thuận, Phước Sơn và Phước Hòa (huyện Tuy Phước).

Thông qua các lớp tập huấn sẽ giúp cho các hộ dân nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, tác động của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc ổn định môi trường, tạo cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu; lợi ích thiết thực và lâu dài mà hệ sinh thái rừng ngập mặn mang lại cho con người (bảo vệ bờ đê, các công trình thủy lợi, xây dựng, ngăn mặn, tạo sinh kế).

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã triển khai thực hiện Dự án Bảo vệ và phát triển rừng ngặp mặn ở các địa phương ven biển trong tỉnh. Dự án tập trung khôi phục, trồng mới và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn tại thành phố Quy Nhơn và các huyện: Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ; giao khoán bảo vệ, chăm sóc và trồng mới với diện tích khoảng 258,25 ha, trồng mới 7.300 cây ngập mặn phân tán dọc các khu vực bãi triều ven đầm và các ao hồ nuôi trồng thủy sản.

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển, nơi cưu trú và phát triển đa dạng sinh học của các quần thể sinh vật. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu, hạn chế tác hại của hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng, bảo vệ hệ thống đê khu vực đầm, các công trình ven biển và vùng cửa sông trước sự tàn phá của sóng biển, bão tố. Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn là nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần thiết góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển.

Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn là nội dung ưu tiên của tỉnh cũng như của Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Trong thời gian tới, Bình Định sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, giao khoán bảo vệ rừng; đồng thời ngăn chặn các hoạt động xâm hại rừng trồng như khai thác thủy sản, khai thác cát… 

Đăng ngày 07/08/2023
NTN @ntn
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 10:54 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 10:54 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:54 08/11/2024
Some text some message..