Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm

Bài viết cung cấp nguyên nhân bệnh đen mang trên tôm và biện pháp điều trị.

Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm
Tôm thẻ bị đen mang.

1. Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ

Nguyên nhân đen mang tôm:

đen mang, bệnh đen mang trên tôm, nguyên nhân bệnh đen mang, tôm bị đen mang

Tôm bị đen mang do môi trường ô nhiễm. Ảnh: grist

- Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày. Môi trường nuôi bẩn có thể làm các mảnh vụn bám vào trong mang tôm làm cho mang tôm có màu đen.

- Tôm trong ao có hiện tượng bị đóng rong, các sinh vật bám như động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm bám trên mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất vẩn hữu cơ bám và làm mang tôm chuyển màu.

- Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm Fusarium này cũng làm xuất hiện các sắc tố melanin làm mang tôm có màu đen. Khi tôm nhiễm nấm Fusarium: Có thể thấy được sợi nấm khi soi tươi mang tôm bệnh bằng kính hiển vi. Các loài nấm thuộc giống Fusarium có trong nước ngọt, nước lợ và đất ở khắp nơi. Tất cả các loài tôm nuôi đều có thể bị nhiễm nấm. Tôm gần trưởng thành và trưởng thành thường bị nhiễm nặng. Tôm sú và tôm thẻ tương đối đề kháng được với nấm nhưng khi bệnh xảy ra rất khó điều trị.

- Tôm sống trong điều kiện pH thấp, có nhiều ion kim loại nặng như nhôm, sắt, muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó chuyển màu đen.

đen mang, bệnh đen mang trên tôm, nguyên nhân bệnh đen mang, tôm bị đen mang

Tôm bị đen mang do ký sinh trùng. Ảnh: fisherynation

- Nghiên cứu mới đây cho thấy tôm thẻ còn bị đen mang bởi một ký sinh trùng (Hyalophysa chattoni).

Triệu chứng:

- Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen.

- Tôm nổi đầu do thiếu ôxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.

- Tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.

- Mang tôm bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy khi bệnh nặng.

 Đen mang làm tăng số lần lột xác của tôm, sự lột xác giúp tôm loại bỏ các mang hư hại nhưng nhiễm trùng nhanh chóng trở lại và tiếp tục làm mang tôm bi đen. Đen mang làm tôm suy yếu nhanh chóng, tôm chậm tăng trưởng và có khả năng chịu đựng kém hơn(Frede và cộng sự, 2015).

Trị bệnh:

Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần tìm hiểu xem tôm bị đen mang do nguyên nhân nào.

đen mang, bệnh đen mang trên tôm, nguyên nhân bệnh đen mang, tôm bị đen mang

- Nếu đen mang do ao bị ô nhiễm: Trong ao có nhiều chất ô nhiễm hữu cơ do thức ăn dư thừa, tảo tàn, đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, hàm lượng nitrit, nitrat, và các khí độc... cần cải thiện điều kiện môi trường bằng việc xi phong bùn đáy ao, dùng yucca hấp thụ khí độc sau đó sử dụng men vi sinh liều cao (việc này có 2 mục đính đó là phân hủy mùn bã và cạnh tranh với vi khuẩn có hại) đồng thời bổ sung vitamin C vào thức ăn.

đen mang, bệnh đen mang trên tôm, nguyên nhân bệnh đen mang, tôm bị đen mang

Lựa chọn hóa chất phù hợp cho từng nguyên nhân gây bệnh. 

- Nếu đen mang do vi khuẩn và nấm cần: sử dụng hóa chất diệt khuẩn tham khảo: Tiêu chí lựa chọn sát khuẩn trong nuôi tôm có thể sử dụng BKC để diệt khuẩn, iodine liều cao để diệt vi khuẩn và nấm sau 3 ngày cấy men vi sinh có lợi cho ao.

- Do pH nước thấp, trong nước nếu có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt) sử dụng vôi để tăng pH với liều 20kg/1000m3 nước, dùng Natri thiosulphate để hấp thụ các kim loại nặng.

Phòng bệnh:

- Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả tôm. Nếu có thể nên thiết kế hố xiphong để gom bùn thải trong ao và định kỳ xiphong nền đáy.

- Lắng lọc kỹ nước trước khi cấp vào ao nuôi, dùng thuốc diệt cá để diệt vật chủ trung gian mang mần bệnh vào ao nuôi.

- Chọn mật độ nuôi phù hợp với tay nghề và kỹ thuật.

- Kiểm soát tảo trong ao, tránh tảo tàn đồng loạt (dùng đường, BKC...).

- Tăng cường sục khí để tăng hàm lượng ôxy nhằm phân hủy mùn bã hữu cơ và chất độc. Định kỳ dùng yucca để hấp thụ khí độc cho ao nuôi tôm và tăng liều yucca khi thời gian nuôi càng dài.

đen mang, bệnh đen mang trên tôm, nguyên nhân bệnh đen mang, tôm bị đen mang

- Tránh dư thừa thức ăn, định kì dùng men vi sinh để giảm phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong ao, giữ đáy ao sạch.

- Bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn.

2. Bệnh đen mang trên tôm hùm

Đối với tôm hùm, bệnh có thể xuất hiện ở cả tôm con và tôm trưởng thành.

Triệu chứng:

- Mang tôm có những điểm đen, các tơ mang chuyển màu đen, nếu bệnh nặng sẽ thấy mang thối rữa toàn bộ.

- Thân tôm xuất hiện những đốm đen, mắt cũng có thể chuyển sang màu đen.

- Tôm bỏ ăn, hô hấp kém, nằm dưới đáy lồng và có thể chết hàng loạt.

Nguyên nhân:

- Do môi trường nước ô nhiễm, nồng độ khí độc NH3 và H2S trong môi trường cao làm cho sắc tố melanin phát triển tại các mô của mang bị phá hủy.

- Do nhiễm vi khuẩn dạng sợi Vibrio, nhiễm nấm Fusarium.

- Do ký sinh trùng sán lá đơn chủ (xuất hiện nhiều sau các cơn mưa).

Phòng ngừa:

- Kiểm tra chất lượng nước thường xuyên để xử lý kịp thời.

- Cho ăn thức ăn chất lượng tốt, kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, không để thừa thức ăn làm ô nhiễm nước.

Xử lý:

- Treo những túi vải có chứa vôi ở giữa lồng tôm hoặc đặt ở những vùng đáy lồng nuôi bị ô nhiễm để diệt ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn.

- Tắm cho tôm bằng formol hoặc sulfat đồng, thả nuôi ở một lồng khác.

- Dùng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn, chú ý dùng đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian. Việc sử dụng kháng sinh chỉ có kết quả khi phát hiện bệnh sớm. Thời gian điều trị bằng kháng sinh từ: 5 - 7 ngày.

Đăng ngày 09/02/2018
NIMDA TH
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 03:16 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:16 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 03:16 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 03:16 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 03:16 14/01/2025
Some text some message..