Bệnh do Herpesvirus ở cá chép

Herpesvirus koi là một bệnh virus truyền nhiễm cao cho cá chép, có thể là nguyên nhân gây bệnh và tỷ chết ác liệt ở cá chép (Cyprinus carpio) (Hedrick et al., 2000; OATA, 2001).

Cá chép
Cá chép. Ảnh: thepics.top

Tác nhân gây bệnh 

Koi Herpesvirus (KHV) là tác nhân gây bệnh Virus có nhân axit nucleic là  ADN thuộc họ Herpesviridae, như giống Herpesvirus (Ronen et al., 2003), (Waltzek et al., 2004).  

Dấu hiệu bệnh lý

Đầu tiên, có thể là một vài tổn thương trên mang và tỷ lệ chết cao. Một số trường hợp vi khuẩn và KST là tác nhân thứ hai có thể làm cho virus nhiễm đầu tiên nguy hiểm hơn. Trạng thái cá nhiễm bệnh thường gần tầng mặt, bơi lờ đờ và có thể bị sốc do ngạt thở và bơi không định hướng. 

Dấu hiệu bệnh ngoài của bệnh KHV có thể thấy mang có vết chấm lốm đốm màu đỏ và màu trắng (hình 1, 2) (giống như bệnh vi khuẩn dạng sợi), mang chảy máu, mắt trũng, da có đám bạc màu hoặc phồng rộp. Lấy nhớt mang kiểm tra dưới kính hiển vi thường gặp số lượng lớn vi khuẩn và KST khác nhau (Hedrick et al., 2000; OATA, 2001; Goodwin, 2003). 

Dấu hiệu bên trong của bệnh KHV không có gì đặc biệt, nhưng chúng có thể là các cơ quan bám chặt vào xoang cơ thể và xuất hiện các chấm lốm đốm (Hedrick et al., 2000; Goodwin, 2003).  

Tỷ lệ chết mãnh liệt xảy ra rất nhanh trong quần đàn nhiễm bệnh, cá chết bắt đầu trong vòng 24-48 giờ sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh. Thí nghiệm nhiễm bệnh bằng virus ở nhiệt độ 220C, 82% cá chết trong vòng 15 ngày (Ronen et al., 2003).

Cá bệnh KHVCá chép bị bệnh KHV (1)

- A: Cá chép bị bệnh KHV thường thấy mang có vết chấm lốm đốm màu đỏ và màu trắng. Những vết chấm này xuất như dạng bệnh vi khuẩn hình sợi trên mang cá (theo Bùi Quang Tề, 2015).

- B: Mang cá chép nhật bị hoại tử có màu trắng (theo  Bùi Quang Tề, 2008).

Mang cá bị hoại tửCá chép bị bệnh KHV mang bị hoại tử (2)

- A,B: mẫu thu tại Viện NCNTTS 1, 4/2006.

- C: mẫu thu tại Hà Nội 11/2015.

Phân bố và lan truyền bệnh

Herpesvirus koi là một bệnh virus truyền nhiễm cao cho cá chép, có thể là nguyên nhân gây bệnh và tỷ chết ác liệt ở cá chép (Cyprinus carpio) (Hedrick et al., 2000; OATA, 2001). Cá chép được nuôi làm thực phẩm và một số cá chép nuôi làm cảnh đều nhiễm bệnh KHV. Báo cáo đầu tiên bệnh xuất hiện ở Israel, năm 1998. Từ đó đến nay bệnh xảy ra ở Mỹ, châu Âu và châu Á (Hedrick et al., 2000; OATA, 2001; Anonymous, 2003). 

Những loài cá thuộc họ cá chép như cá vàng (Carassius auratus) và cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) hầu như không nhiễm bệnh KHV (IATA, 2001). Bệnh KHV có thể gây chết từ 80-100% đàn cá, ở nhiệt độ 22-270C (OATA,  2001). Bệnh KHV nhiễm khác nhau tùy theo tuổi của cá, nhưng khi nhốt chung cho thấy cá hương nhiễm mạnh hơn cá trưởng thành (Spielberg et al., 2003).

Gây nhiễm bằng cho tiếp xúc trực tiếp với cá bệnh, với dịch từ cá bệnh và nước từ hệ thống nuôi có cá bệnh, bệnh có thể lây nhiễm và gây chết cá phụ thuộc nhiệt độ nước tăng (OATA, 2001). Cá vàng và những loài cá khác trong họ cá chép không nhiễm bệnh KHV (Spielberg et al., 2003; Ronen et al., 2003).  

Virus xuất hiện sau khi cảm nhiễm 14 ngày cho cá, tuy nhiên bệnh còn phụ thuộc vào nhiệt độ (là yếu tố thứ hai) phù hợp cho bệnh bùng phát. Tỷ lệ chết do bệnh KHV thường xảy ra ở nhiệt độ 18-27 độ C, hầu hết tỷ chết của cá bệnh không xảy ra khi nhiệt độ < 180C và > 300C (OATA, 2001; Goodwin, 2003).  

Chẩn đoán bệnh

Nuôi cấy virus dùng tế bào vây cá chép; kỹ thuật PCR; kỹ thuật ELISA 

Phòng bệnh

Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp 

Bảng 1: So sánh bệnh KHV, bệnh xuất huyết do virus (SVC) và bệnh đậu cá chép (CHV-1).


KHV (Bệnh hoại tử mang)
SVC (Bệnh viêm bóng hơi)
CHV-1
Tác nhân gây  bệnh
Herpesvirus (virus ADN)
Rhabdovirus carpio (virus ARN)
Herpesvirus cyprinus (virus  ADN)
Loài cá nhiễmCá chépCá chép, cá diếcCá chép
Nhiệt độ nước18-27 độ C 
5-18 độ C
<20 độ C
Lan truyền bệnh

Tiếp xúc

Sản phẩm trao đổi chất

Tiếp xúc

Sản phẩm trao đổi chất

Tiếp xúc
Tuổi mắc bệnhCá nhỏ nhiễm hơn cá  trưởng thành
Cá nhỏ nhiễm hơn cá  trưởng thành
Cá nhỏ nhiễm hơn cá  trưởng thành
Dấu hiệu bệnh lý - Trạng tháiBơi lờ đờ trên tầng mặt, gây chết
Nằm ở đáy bể, gây chết
Không
Bên ngoàiHoại tử mang, mắt

Xuất huyết trên thân

Mụn nước
Bên trongÍt dấu hiệuViêm bóng hơiKhông
Chẩn đoán bệnhNuôi cấy virus CPE PCR; ELISA
Nuôi cấy virus CPE PCR
Nuôi cấy virus CPE
Tẩy trùngChlorine 200ppm trong 1h
Chlorine 500ppm trong  10 phút
Chlorine 200ppm trong 1h
Đăng ngày 24/10/2022
Bùi Quang Tề @bui-quang-te
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 04:50 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 04:50 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 04:50 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 04:50 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 04:50 29/03/2024