Bệnh đốm đỏ trên cá nước ngọt

Hiện nay, nghề nuôi cá rất phát triển và sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhiều người nuôi đã chủ động từng bước phát triển mô hình nuôi thâm canh để đạt được năng suất cao nhất. Tuy nhiên áp lực về dịch bệnh cũng tăng lên khi nuôi ở mật cao. Trong quá trình nuôi nếu không chú trọng việc quản lí tốt chất lượng nước thì đó là tiền đề cho sự phát triển của dịch bệnh. Với tiền đề môi trường nhiều chất dinh dưỡng cùng với nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện của vi khuẩn Aeromanas hydrophila gây bệnh đốm đỏ ở cá.

Cá nước ngọt bị bệnh đốm đỏ. Ảnh: jia.vn
Cá nước ngọt bị bệnh đốm đỏ. Ảnh: jia.vn

Tình hình xuất hiện bệnh đốm đỏ trên cá nước ngọt

Bệnh đốm đỏ xuất hiện nhiều nơi ở những vùng nhiệt đới lẫn ôn đới và phổ biến ở Việt Na. Ở miền Bắc, bệnh thường xuất hiện vào cuối xuân đến đầu thu. Xuất hiện ở một số loài cá như cá chép (khoảng 2-3 tuần tuổi thì cá dễ nhiễm bệnh), cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè. Ở miền Nam, phát bệnh nhiều vào đầu mùa mưa và xuất hiện trên tất cả các giai đoạn phát triển của cá. Thường thấy nhất ở các loài cá như cá tra, cá bống tượng, cá mè vinh, cá he, cá tai tượng. 

Cá trắm cỏ bị bệnh đốm đỏCá trắm cỏ bị bệnh đốm đỏ. Ảnh: mcsebill.com

Tác nhân gây bệnh đốm đỏ trên cá nước ngọt

Bệnh đốm đỏ còn được gọi là bệnh xuất huyết, nhiễm trùng máu, sởi, … do vi khuẩn Aeromonas hydrophila (theo Bergey, 1975) gây ra. Ngoài ra, một số trường hợp phân lập được vi khuẩn Aeromonas sobria, Aeromonas caviae hoặc Pseudomonas sp. trên cá bị đốm đỏ. Vi khuẩn thường sống trong nước, đặc biệt là nước chứa nhiều chất hữu cơ. Cá tra có thể nhiễm bệnh ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, cá con dễ bị nhiễm bệnh hơn cá trưởng thành do đó tỷ lệ nhiễm bệnh chết lên đến 80%.

Aeromonas hydrophila là trực khuẩn gram âm hình que, có kích thước từ 2-3 µm. Trong môi trường nuôi cấy chúng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28-30°C, sinh trưởng tốt ở pH 7,1-7,2. Trong điều kiện nước giàu chất dinh dưỡng thì sau 24h Aeromonas hydrophila phát triển làm đục môi trường, trên mặt ao có một lớp váng mỏng, nhớt, vài ngày sau mảng này chìm xuống. 

Bệnh đốm đỏ trên cá nước ngọt xuất hiện ở đâu?

Bệnh phân bố hầu hết trên các loại cá nuôi và cá tự nhiên. Xuất hiện khắp nơi trên thế giới như Đức, Ba Lan, Trung Quốc, … và có ở những vùng nhiệt đới nhất là đối với các khu vực Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam. Ngoài các loài cá thì bệnh còn phát trên một số động vật thủy sản khác: cá sấu, ếch, …

Dấu hiệu của bệnh đốm đỏ trên cá nước ngọt

Dấu hiệu bệnh có 4 loại hình biểu hiện qua từng mức độ và từng trạng thái bệnh của cá.

Bệnh ác tính

Thời gian đầu cá chết đột ngột, không có triệu chứng bệnh đặc trưng. Thời gian ủ bệnh khá dài tầm 10-30 ngày cá xuất hiện bệnh, thời điểm cá phát bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ ao, chất lượng nước hay chất hữu cơ hiện diện trong ao.

Bệnh cấp tính

Ở loại hình này bệnh phát triển nhanh, cá nhiễm bệnh khoảng 40-50% đàn, triệu chứng bênh có biểu hiện nhưng không đầy đủ, chỉ trong vài ngày số lượng cá chết rất lớn. 

Bệnh thứ cấp tính

Có khoảng 30 – 40% trên tổng số đàn cá bị nhiễm bệnh thứ cấp tính. Thời gian chết kéo dài 2-3 tuần và triệu chứng bệnh thể hiện đặc trưng là vùng bụng bị xuất huyết, ứ máu đỏ bầm, vảy dựng lên, gốc vây ứ nước vàng, lấy tay ấn dịch vàng sẽ chảy ra. Bụng cá phình to, chứa dịch thể màu vàng, đỏ bầm. Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi cá bị rách xơ xác nhất là. Ở một số cá bệnh, mắt lồi, hậu môn lồi ra và vây cá dần dần bị rụng, thịt cá bị ứ máu và mủ, mềm nhũn. 

Bệnh mãn tính

Bệnh kéo dài trong suốt quá trình nuôi, tỷ lệ chết khoảng 10% đàn. Đến khi thu hoạch cá còn gặp trên thân cá nhiều chỗ lở loét chưa lành hoặc còn sẹo trên thân.

Cá tra bị bệnh đốm đỏCá tra bị bệnh đốm đỏ. Ảnh: jia.com.vn

Dấu hiệu chung 

Cá thường tách đàn, hoạt động yếu ớt, bỏ ăn dần. Xuất hiện các đốm đỏ trên thân cá, gốc vây, miệng và xuất huyết, da cá bị sậm màu, râu bị xuất huyết hoặc bạc trắng; vây bị rách, cụt. Xuất huyết ở mô mỡ, dạ dày, tuyến sinh dục; mắt cá bị đục, lồi ra ngoài. Xoang bụng tiết dịch nhờn, túi mật sưng to, gan đổi màu thành màu xanh tái, máu bị nhiễm trùng. Dựa vào triệu chứng người ta thường gọi bệnh này là bệnh đốm đỏ, bệnh xuất huyết hoặc bệnh lở loét trên cá.

Cá rô phi bị bệnh đốm đỏCá rô phi bị bệnh đốm đỏ. Ảnh: aouongdidong.com

Mùa vụ xuất hiện bệnh đốm đỏ trên cá nước ngọt

Mùa vụ bệnh xuất hiện quanh năm nhưng tập trung nhất vào cuối xuân và đầu mùa thu ở miền Bắc. Đối với miền Nam bệnh xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa.

Cách phòng và trị bệnh đốm đỏ trên cá nước ngọt

Cách phòng bệnh

Trong quá trình nuôi cần chú ý những điều kiện môi trường thích hợp cho cá tránh sự thay đổi lớn như nhiệt độ, pH, các hợp chất hữu cơ trong nước. Cần đảm bảo môi trường nước sạch sẽ và ổn định. 

Không nuôi cá với mật độ quá dày, chọn con giống tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh. Cho cá ăn đầy đủ, cho ăn với lượng vừa đủ trách dư thừa làm tăng chất hữu cơ trong ao. Quản lý môi trường nước tốt, định kỳ diệt khuẩn nguồn nước ao từ 7 – 10 ngày/ lần (hút đáy định kỳ, không để nước quá xanh, tránh hiện tượng tảo tàn). 

Trong quá trình nuôi cần bổ sung men tiêu hóa + vitamin C định kỳ 2-3 lần trong tuần để tăng cường miễn dịch, giúp cá hạn chế bệnh. Định kì bón vôi cho ao, nhất là vào đầu mùa mưa.

Cách trị bệnh 

Nếu thịt cá bị nhiễm bệnh đốm đỏ cần phải tiến hành xử lý như sau: 

Thay phân nửa nước ao 2 ngày 1 lần, bón thêm vôi với liều lượng 4-6 kg/100 m nước.

Trộn thuốc vào thức ăn (nếu cá vẫn còn sử dụng thức ăn) với liều lượng: 

Trên mỗi 1kg thức ăn (nên sử dụng thức ăn dạng viên), trộn thêm 0,2 – 0,3g Doxycycline hoặc oxytetracycline.

Mỗi 100kg cá bệnh, cho thêm 1 – 2g vitamin C 

Sau 5 – 7 ngày cho ăn liên tục như vậy, sẽ xuất hiện áo dầu hoặc chất kết dính trên ao. 

Nên trị bệnh sớm trong trường hợp cá hương, cá giống có kết quả khi cá mới chớm bệnh. Vì vậy cần quan sát các hoạt đồng của cá tránh trường hợp cá nhiễm bệnh nặng, khi phát hiện cá có dấu hiệu nhiễm bệnh đốm đỏ điều trị ngay sẽ đem lại hiệu quả cao. 

Một trong những lưu ý đó là tránh đánh bắt nhiều làm cá bị xây xát, bị sốc. Đối với cá giống mua về cần kiểm tra và loại bỏ cá giống nhiễm bệnh sẵn và nên tắm nước muối 0,5% trong thời gian 5 – 10 phút. Những bè nuôi cá cần được dọn dẹp, chà rửa định kỳ dọn cỏ rác quanh bè nuôi để bảo đảm môi trường nuôi sạch sẽ.

Để có một mùa vụ nuôi đạt hiệu quả tốt, đạt năng suất cao thì chúng ta nên nghiêm túc chuẩn bị tốt các công tác chuẩn bị, khâu thu mua giống cần chọn những con giống tốt, chất lượng, lanh và cá không bị xây xác, sạch bệnh. Đặc biệt là khâu quản lí môi trường, nước đầu vụ, nước đang nuôi kể cả nước sau vụ nuôi, hạn chế đến dự tồn đọng quá nhiều của chất hữu cơ từ phân cá, thức ăn dư thừa, xác động vật chết,… Loại bỏ các điều kiện mà vi khuẩn có thể xuất hiện và sinh trưởng gây hại cho động vật nuôi.

Đăng ngày 05/11/2022
Minh Sỹ
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 17:45 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 17:45 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 17:45 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:45 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 17:45 22/12/2024
Some text some message..