Bệnh EMS trên tôm và cách điều trị

Để thực hiện chiến lược phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) hay hội chứng tôm chết sớm (EMS), người nuôi cần phải tạo ra môi một môi trường ao nuôi mà điều kiện trong ao không phù hợp để quần thể V. parahaemolyticus phát triển.

Làm sao để điều trị tôm bị EMS -Tôm chết hàng loạt. Ảnh: tincay.com
Làm sao để điều trị tôm bị EMS -Tôm chết hàng loạt. Ảnh: tincay.com

Quản lí một cách tổng thể môi trường nuôi từ các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ phát triển của mầm bệnh là biện pháp phòng ngừa bệnh EMS tốt nhất. Trước hết, người nuôi phải duy trì các chỉ tiêu môi trường luôn ổn định và luôn ở ngưỡng thích hợp để tôm phát triển. Bên cạnh đó, đối tượng nuôi cần phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và các chất có khả năng tăng cường sức đề kháng. Đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học cũng như các biện pháp thay nước và rút cặn để xử lý lượng chất thải trong ao nuôi. 

Quản lý trại giống và trại ương dưỡng bố mẹ

Một trại giống tốt phải được vận hành dưới sự kiểm dịch nghiêm ngặt, thông qua một chương trình giám sát chặt chẽ để đảm bảo không có sự hiện diện của một mầm bệnh cụ thể (Specific pathogen free) và phải áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt (như xử dụng các hóa chất khử khuẩn khi ra vào và các dụng cụ trong quá trình nuôi phải được ngâm trong các dung dịch này). Tôm bố mẹ được cho là một trong những nguồn lây EMS cho thế hệ con cái. Do đó, việc khử trùng Nauplius và các vật liệu được sử dụng trong trại giống là hết sức cần thiết. Hơn thế nữa, việc cải thiện khẩu phần ăn hợp lí cho tôm bố mẹ góp phần loại bỏ nguy cơ lây truyền mầm bệnh qua thức ăn tự nhiên. Kiểm tra ấu trùng Nauplius trước khi thả vào bể ương thông qua các kỹ thuật chuẩn đoán như PCR để đảm bảo tính sạch bệnh ấu trùng.

Tôm bị bệnh EMS chết sớm Tôm bị bệnh EMS chết sớm và chết hàng loạt. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Ngay khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn tự kiếm ăn (giai đoạn Zoae), áp dụng khẩu phần ăn có sự kết hợp giữa quản lý thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống (tảo, Artemia) là rất cần thiết. Thức ăn tươi sống nên được xử lý trước khi cho ấu trùng tôm ăn, vì đây cũng được cho là một trong những nguồn mang mầm bệnh EMS vào hệ thống ương. Bên cạnh đó, việc bổ sung các chế phẩm vi sinh (Probiotics) trong thức ăn cũng như trong môi trường nước là rất cần thiết để ức chế sự phát triển của nhóm vi khuận có hại ngay từ bên trong tôm lẫn môi trường sống. Các vi sinh vật này hoàn toàn có thể hạn chế được sự phát triển của mầm bệnh, giúp hạn chế việc sử dụng kháng sinh nhằm hướng đến một mô hình nuôi tôm sinh học. Postlarvae trước khi bán hay vận chuyển ra bên ngoài nên được kiểm tra sức khỏe như thông qua các phương pháp như sốc formaline, độ mặn hay kiểm tra cân nặng và chiều dài cũng như tỷ lệ phân đàn để đảm bảo được chất lượng tôm giống khi bán ra. 

Tỷ lệ phù hợp giữa thức ăn công nghiệp và ArtemiaTỷ lệ phù hợp giữa thức ăn công nghiệp và Artemia. Ảnh: Tepbac

*Ghi chú: Survival: Tỷ lệ sống; Invidiual wet weight: Khối lượng tươi của tôm.

Hiện nay các sản phẩm được triết suất từ thực vật hay các loại thảo dược đang ngày càng được áp dụng rộng rãi vào khuẩn phần ăn cũng như bổ sung trực tiếp vào hệ thống ao nuôi. Các sản phẩm này được các nhà khoa học khuyến khích sử dụng vì tính an toàn cũng như mang lại hiệu quả cao và có khả năng diệt khuẩn nhất định. Các sản phẩm từ cỏ xước (Achyranthes aspera) và bầu nâu (Indian bael) có khả năng ức chết sự phát triển của nhóm vi khuẩn A. hydrophila. Hay chất chiết từ lá cây Neem Ấn Độ (Azadirachta Indica) có khả năng chống lại nhóm vi khuẩn V.harveyi. 

Tỷ lệ sống của ấu trùng tômTỷ lệ sống của ấu trùng tôm trong quá trình ương sử dụng chất chiết xuất từ thực vật. Ảnh: Tepbac

*Chú thích: CFU: đơn vị hình thành khuẩn lạc; Per postlarva:  trên một tôm post; Per ml water: trên một ml nước bể ương; Control: nghiệm thức đối chứng; Phytobiotic mix: NT sử dụng thảo dược.

Quản lý ao nuôi thương phẩm

Đối với ao nuôi thương phẩm, việc chuẩn bị ao trước vụ nuôi là rất quan trọng. Nên sử dụng các loại hóa chất có khả năng diệt khuẩn mạnh như NaOH, HCl và Clorine… để loại bỏ triết để mầm bệnh cũng như các loài sinh vật không mong muốn. Bên cạnh đó, việc xây dựng một cộng đồng vi sinh vật hữu ích ở trong ao nuôi là rất cần thiết để cạnh tranh cũng như ức chế sự phát triển nhóm vi khuẩn Vibrio thông qua bổ sung các chể phẩm vi sinh (Probiotics) trước khi thả và trong suốt quá trình nuôi. Bổ sung các loại enzyme, chất kích thích miễn dịch và dược thực phẩm (nutraceutical) cũng được các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng để góp phần tăng tường khả năng miễn dịch của tôm.

Tảo cũng đóng một vai trò quan trọng trong các ao nuôi, như gây màu nước, cung cấp oxy thông qua quá trình quang hợp và góp phần làm sạch môi trường nước. Nên bón phân và bổ sung cacbon (từ đường hoặc rỉ đường) để có được sự cân bằng C: N: P thích hợp. Sau vài tuần, tùy thuộc vào mật độ nuôi và hàm lượng chất hữu cơ trong nước lúc này tảo sẽ phát triển. Một điều mà người nông dân cần phải lưu ý đó là tảo cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu không được quản lí tốt. 

Các chỉ tiêu môi trường như nồng độ oxy hòa tan, pH và chất thải trong ao rất cần được quản lí hợp lí. Các thiết bị sục khí hay các cánh quạt nước phải được lắp đặt đúng cách để chúng có thể đảo đều nước toàn bộ các vị trí trong ao cũng như cung cấp đầy đủ oxy cho tôm và luôn duy trì mức oxy trên 4mg/L. Để duy trì pH luôn ổn định, ta cần một hệ đệm trong nước luôn ổn định thông qua việc duy trì độ kiềm > 150mg/L . Bùn đáy phải được loại bỏ thường xuyên bằng cách siphon đáy ao. Lượng thức ăn dư thừa được cho là một trong những nguyên nhân chính làm tăng lượng bùn đáy. Hơn thế nữa, việc lắp đặt các quạt nước và thiết kế đáy ao hợp lí góp phần tập trung chất thải tại một góc ở nền đáy giúp cho việc siphon trở nên thuận tiện hơn. Nguồn nước trước và sau khi sử dụng nên được xử lý. Đặc biệt là nước thải nên được xử lý trước khi thải ra môi trường để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bà con phòng bệnh AHPND được hiệu quả.

Đăng ngày 03/11/2022
Thiện Tâm @thien-tam
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 09:43 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 09:43 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 09:43 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 09:43 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 09:43 26/04/2024