Bệnh thường gặp trên cá nước ngọt vào mùa xuân

Vào mùa xuân, cá nuôi nước ngọt thường gặp một số bệnh do virus gây ra như bệnh KHV, bệnh do virus SCV, bệnh Reovirus trên cá trắm cỏ. Các bệnh này thường gây ra tỷ lệ chết cao, thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Cá nước ngọt bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Ảnh: thichthucung.com
Cá nước ngọt bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Ảnh: thichthucung.com

Bệnh KHV (Koi Herpesvirus)

Tác nhân gây bệnh: Do virus có nhân AND, thuộc họ Herpesviridae và có đường kính từ 100 – 110 nm.

Đối tượng chính nhiễm bệnh: Cá chép và cá chép cảnh. Bệnh được xác định ở hầu hết các nước có cá chép tự nhiên hoặc có nuôi cá chép thương phẩm, trong đó có Việt Nam.

Dấu hiệu bệnh: Cơ quan đích: Mang, lách và thận cá. Cá thường nổi đầu, bơi tách đàn, mang bị tổn thương hoại tử có các đốm đỏ hoặc trắng, trên thân xuất hiện nhiều nhớt xuất huyết, có các đốm rộp phồng, các cơ quan bên trong thường bị xuất huyết, bóng hơi sưng, cá bị bệnh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá.

Mùa vụ xuất hiện bệnh: Cá thường bị bệnh vào mùa xuân khi nhiệt độ nước từ 16 – 280C (ngưỡng tối ưu nhất là từ 21 – 270C).

Bệnh KHVBệnh KHV – Bệnh thường gặp trên cá nước ngọt vào mùa xuân. Ảnh: thichthucung.com

Giai đoạn: Từ giai đoạn cá giống cho đến cá trưởng thành; tuy nhiên cá dưới 1 tuổi dễ mẫn cảm với mầm bệnh hơn. Bệnh dịch thường lây lan thông qua cá bệnh, nhớt của cá bệnh, nguồn nước… Bệnh này thường gây ra tỷ lệ lan truyền và tỷ lệ chết cao ở cá Koi và cá chép nuôi (Cyprinus carpio). Tỷ lệ gây chết có thể đạt 70 – 80%, thậm chí là 90 – 100% trong quần đàn cá nuôi.

Phương pháp chẩn đoán: Kỹ thuật PCR.

Bệnh do virus SCV (Spring Viremia of Carp)

Tác nhân gây bệnh: Bệnh xuất huyết do virus mùa xuân ở cá chép là bệnh mà tác nhân gây bệnh là Rhabdovirus có nhân là RNA, thuộc họ Rhabdoviridae. Virus này có thể tồn tại ở bề mặt bùn đáy ao trong vòng 4 ngày ở nhiệt độ 100C, đặc biệt chúng có thể tồn tại trên 6 tuần trong bùn đáy ao khi nhiệt độ ở mức 40C.

Đối tượng chính nhiễm bệnh: Cá chép và họ cá chép.

Dấu hiệu bệnh: Cá có thể bị nhiễm bệnh ở mọi giai đoạn phát triển. Khi bị bệnh, xuất hiện 1 trong các dấu hiệu: Da cá thường có màu nhợt nhạt hoặc có màu đỏ, xuất huyết trên da và các gốc vây. Mắt lồi, mang nhợt nhạt, thối mang hoặc các tia mang kết dính lại với nhau có màu đỏ không tự nhiên. Bụng chướng to, bóng hơi bị teo một ngăn.

Mùa vụ xuất hiện bệnh: Sự biến động của nhiệt độ, đặc biệt vào lúc giao mùa thường xảy ra ở cuối mùa đông đầu mùa xuân khi nhiệt độ thấp dưới 180C.

Bệnh do virus SCVBệnh do virus SCV – Bệnh thường gặp trên cá nước ngọt vào mùa xuân. Ảnh: semanticscholar.org

Giai đoạn: Tỷ lệ chết của cá ở giai đoạn cá dưới 1 tuổi thường trên 30%, đặc biệt tỷ lệ cá chết có thể lên tới 100%. Nhiệt độ là một trong những thông tin rất quan trọng để xác định cá nhiễm SVC.

Phương pháp chẩn đoán: Kỹ thuật PCR.

Bệnh Reovirus trên cá trắm cỏ

Tác nhân gây bệnh: Do Reovirus

Đối tượng chính nhiễm bệnh: Cá trắm cỏ và cá trắm đen.

Dấu hiệu bệnh lý

Dấu hiệu bên ngoài: Da cá màu tối sẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Khi bệnh nặng cá có biểu hiện mắt lồi, mang nhợt nhạt, nắp mang và vây xuất huyết. Tỷ lệ cá chết cao từ 80 – 100% sau 2 – 3 tuần cá trong ao xuất hiện bệnh. Trong mùa dịch cá giống thường xuất hiện sớm hơn cá thịt với vây đuôi chuyển màu đen, bề ngoài thân màu tối đen, hai bên cơ lưng có thể xuất hiện 2 dải sọc màu trắng.

Dấu hiệu bên trong: Bóc da cá bệnh nhìn thấy các đốm hoặc đám cơ đỏ xuất huyết, bệnh nặng, cơ toàn thân xuất huyết đỏ tươi, đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của bệnh. Giải phẫu cơ quan nội tạng nhận thấy: Ruột xuất huyết tương đối rõ ràng, một phần ruột hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không hoại tử.

Bệnh ReovirusBệnh Reovirus – Bệnh thường gặp trên cá nước ngọt vào mùa xuân. Ảnh: kythuatnongnghiep.com

Mùa vụ xuất hiện bệnh: Xuất hiện quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất ở các tháng giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè (tháng 3 – 6), giữa mùa hè và mùa đông (từ tháng 8 – 10).

Phương pháp chẩn đoán: Kỹ thuật PCR, nuôi cấy tế bào.

Phương pháp phòng bệnh thường gặp trên cá nước ngọt

Hiện nay chưa có phương pháp hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh do virus. Vì vậy, mọi giải pháp để kiểm soát bệnh này là tập trung vào công tác phòng bệnh, bao gồm: Thực hiện triệt để công tác an toàn sinh học trong nuôi trồng (kiểm tra mầm bệnh KHV/ SVC trước khi thả giống); tăng cường sức đề kháng cho cá bằng vitamin và các hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch của cá; giảm thiểu tối đa các hiện tượng sốc do môi trường, do đánh bắt và vận chuyển cá… hoặc sốc do mật độ nuôi cao.

– Sau mỗi vụ nuôi kéo lồng lên bờ vệ sinh lồng bằng cách quét vôi lên khung lồng, lồng lưới được ngâm trong nước vôi sau đó giặt sạch phơi khô.

– Cá giống thả vào lồng nuôi cần phải kiểm tra đầu vào, để loại cá nhiễm mầm bệnh virus.

– Trong quá trình nuôi thường xuyên treo túi vôi hoặc viên TCCA hoặc BKD để khử trùng môi trường nước và tiêu diệt mầm bệnh.

– Định kỳ hàng tháng cho cá ăn Vitamin C hoặc bột tỏi để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

– Đối với cá bị bệnh chết cần phải được vớt lên nấu chín, hoặc tiêu hủy chôn với 1% vôi bột, không được vớt cá chết bỏ ra sông, suối dễ lây lan từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác.

Phương pháp kiểm soát khi cá nuôi bị bệnh

– Loại bỏ ngay những con chết và yếu (thiêu/chôn hủy), không vứt bỏ cá bệnh ra ngoài môi trường.

– Nếu là nuôi cá Koi trong bể/hồ nhỏ có thể sử dụng biện pháp nâng hoặc hạ nhiệt để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ làm cho virus không hoạt động, bản thân virus vẫn tồn tại trong cơ thể cá và sẽ gây bệnh khi nhiệt độ nước quay lại khoảng nhiệt độ phù hợp với mầm bệnh.

– Xử lý môi trường nước bằng phương pháp phun hóa chất xuống ao nuôi hoặc treo túi hóa chất đối với khu lồng bè.

– Đối với cá nuôi bể/lồng: Sử dụng phương pháp ngâm hóa chất để xử lý cá bệnh (theo khuyến cáo của từng loại hóa chất).

– Giảm ăn hoặc cắt ăn.

– Cho cá ăn Vitamin C/chất tăng cường hệ miễn dịch (Beta-glucan), cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.

– Có thể sử dụng kháng sinh nếu có hiện tượng cá bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Tuyên Quang
Đăng ngày 10/11/2022
Chi cục Thủy sản ST báo điện tử Hội nghề cá VN
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025

Tôm chết hàng loạt vì đâu? Sai sót phổ biến người nuôi hay mắc phải

Tình trạng tôm chết hàng loạt là một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này rất đa dạng, bao gồm các yếu tố về môi trường, dịch bệnh, và kỹ thuật nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 10:07 20/02/2025

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Cập nhật quy định mới về đánh bắt hải sản và thủ tục thủy sản

Ngày 25/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và các tỉnh ven biển để bàn về dự thảo sửa đổi một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản.

Ngư dân
• 15:07 26/03/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 15:07 26/03/2025

Thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh

Việc thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh không chỉ giúp làm tôn lên vẻ đẹp của bể, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cá và cây thủy sinh. Để đạt được điều này, người chơi cần nắm rõ những yếu tố cốt lõi như cường độ ánh sáng, quang phổ, và loại đèn thích hợp.

Hồ cá
• 15:07 26/03/2025

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

Ngày nay, ngành nuôi tôm đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi ngày càng nhiều hộ nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất.

Ao nuôi tôm
• 15:07 26/03/2025

INFOGRAPHIC: Thái Lan là quốc gia tiêu thụ nhiều thứ 2 cá tra Việt Nam tại châu Á

Với sự tăng trưởng này, Thái Lan vươn lên vị trí thứ 2 trong top các quốc gia NK nhiều nhất cá tra Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc. Đồng thời là thị trường đơn lẻ đứng thứ 4 về tiêu thụ cá tra của Việt Nam, sau Trung Quốc & HK, Mỹ và Brazil.

Xuất khẩu cá tra
• 15:07 26/03/2025
Some text some message..