Biển Đông: nóng lên cuộc giành giật ngư trường

Khi nói tới biển Đông, dư luận hầu như chỉ quan tâm tới sự tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ hoặc tham vọng chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ dưới đáy biển, nhưng còn một “mặt trận” hết sức khốc liệt đang diễn ra hàng ngày hàng giờ nhưng âm thầm và ít được chú ý: giành quyền đánh cá.

tau hai quan
Tàu hải quân Indonesia (trái) kiểm tra tàu đánh cá Han Tan Cou của Trung Quốc gần quần đảo Natuna của Indonesia.Ảnh: Reuters

Thứ Tư tuần trước (17-8), Indonesia kỷ niệm Ngày Độc lập bằng một động thái gây “sốc”: đánh đắm 71 chiếc tàu cá, phần lớn là tàu Trung Quốc, bị hải quân nước này bắt giữ với cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Hồi tháng 4-2016, chính quyền Jakarta cũng đã đánh đắm 23 tàu cá Trung Quốc và truyền hình trực tiếp sự kiện này trên mạng để gây chú ý trong công chúng, dẫn đến va chạm ngoại giao giữa hai nước. Từ năm cuối năm 2014 đến nay, Indonesia đã bắt và đánh đắm 236 tàu đánh cá các loại, chủ yếu là tàu nước ngoài, theo báo Wall Street Journal. Malaysia có vẻ cũng muốn đi theo cách của Indonesia, đánh đắm tàu cá nước ngoài để làm thành những dải san hô nhân tạo.

Biển Đông: nguồn sống đang cạn kiệt

Các nước ven bờ biển Đông rõ ràng đang làm mọi cách, kể cả những cách “thất nhân tâm”, để giành và giữ ngư trường cho ngư dân nước mình, trong bối cảnh nguồn tài nguyên hải sản của biển Đông đang cạn kiệt với tốc độ chóng mặt.

Trang mạng chuyên về bảo vệ môi trường The Conservation cho biết, tuy biển Đông có diện tích nhỏ, chừng 3 triệu ki lô mét vuông, nhưng trữ lượng cá rất phong phú: có khoảng 3.365 loại cá biển, cung cấp khoảng 12% lượng cá biển đánh bắt được trên toàn cầu năm 2012, trị giá thương mại khoảng 21,8 tỉ đô la Mỹ. Quan trọng hơn, nguồn cá biển Đông là yếu tố căn bản duy trì an ninh thực phẩm cho hàng trăm triệu người ở các nước ven biển. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cư dân ven biển Đông phụ thuộc vào cá biển nhất thế giới và rất dễ bị “suy dinh dưỡng” nếu nguồn cá này cạn kiệt.

Tuy nhiên, nguồn cá biển Đông đang bị khai thác quá mức. Một nghiên cứu năm ngoái của hai tác giả trang The Conservation cho thấy có tới 55% số tàu thuyền đánh cá của thế giới tập trung hoạt động ở biển Đông, làm cho trữ lượng cá ở đây suy giảm khoảng 70-95% so với thập niên 1950. Trong vòng 30 năm qua, lượng cá đánh bắt được trong một ngày lao động cũng giảm đi một phần ba; ngư dân vất vả hơn trước rất nhiều nhưng lượng cá thu hoạch ngày càng giảm, trong đó tỷ lệ cá nhỏ tăng lên, cá lớn giảm xuống.

Đánh cá bằng thuốc nổ, bằng chất độc cyanua, cộng với các công trình bồi đắp đảo nhân tạo đang hủy diệt các rạn san hô - nơi sinh sống của cá. Rạn san hô ở biển Đông đang bị suy giảm với tốc độ 16% mỗi thập niên, theo The Conservation. Các chuyên gia bảo tồn dự tính, tới năm 2045, trữ lượng tất cả các loại cá ở biển Đông sẽ giảm thêm từ 9-58% nữa.

Tài nguyên ngày càng cạn kiệt thì vấn đề “ngư trường” nóng lên và tranh chấp ngư trường diễn ra khốc liệt không thua kém tranh chấp lãnh thổ. Để bắt được cá, ngư dân đã không ngại đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone - EEZ) của nước khác, bị bắt giữ, bị phạt tù, bị đánh đắm tàu... và dẫn tới những vụ xung đột giữa lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển của các nước, điển hình như vụ đối đầu giữa Indonesia và Trung Quốc gần đảo Natuna của Indonesia hồi tháng 3-2016.

Dân quân biển

Theo ghi nhận của The Conservation, Trung Quốc chiếm vị thế áp đảo về số lượng tàu đánh cá và lượng cá đánh bắt được ở biển Đông. Trang Bloomberg cho biết, từ năm 1979-2013, đội tàu đánh cá có động cơ của Trung Quốc đã tăng 12,5 lần, từ 55.225 chiếc lên 694.905 chiếc; số ngư dân trực tiếp đi biển cũng tăng từ 2,5 triệu lên 14 triệu người. Ngành thủy sản nói chung hiện mang về cho Trung Quốc mỗi năm 260 tỉ đô la Mỹ, bằng 3% tổng sản lượng GDP và tương đương với GDP của Việt Nam.

Sự phát triển chóng mặt của ngành đánh cá Trung Quốc được kích thích trước hết bởi nhu cầu: năm 2015, tiêu thụ hải sản của Trung Quốc chiếm 35% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu và hải sản - một thời là món ăn xa xỉ, nay đã trở thành phổ biến cả ở những vùng nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Trong khi đó, đánh bắt quá mức và ô nhiễm môi trường đã làm cho nguồn cá ở Trung Quốc - đặc biệt là vùng sông Dương Tử và biển Hoa Đông - bị tận diệt, không còn cá nữa. Để sinh sống, ngư dân Trung Quốc phải đi ngày càng xa, có khi sang tận Nam Mỹ và châu Phi.

Nỗ lực “vươn khơi” của ngư dân lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc trợ cấp rất hào phóng để ngư dân đóng những con tàu to hơn, mạnh hơn, vươn xa hơn. Chỉ tính riêng năm 2013, Trung Quốc đã chi ra 6,5 tỉ đô la Mỹ để trợ cấp cho ngư dân, chủ yếu là trợ giá đóng tàu và trợ giá xăng dầu để ngư dân đi tới vùng biển xa, hoạt động dài ngày. Theo chủ trương của Bắc Kinh, tàu đánh cá không chỉ để đánh cá mà còn là những “cột mốc chủ quyền” di động trên biển và ngư dân là “dân quân biển” được huấn luyện quân sự, sẵn sàng đối đầu và chèn ép ngư dân các nước khác trong khu vực. Hải quân Trung Quốc công khai “khoe khoang” rằng họ đảm nhận việc cung cấp mọi thứ cho đội tàu đánh cá, từ xăng dầu giá rẻ, nước đá đến máy định vị GPS và thiết bị thông tin liên lạc. Mục đích của họ là để củng cố đòi hỏi của Trung Quốc về “quyền lịch sử” trên biển Đông trong phạm vị đường lưỡi bò đang có tranh chấp với các nước khác.

Trung Quốc có một lực lượng cảnh sát biển (Hải cảnh) cũng hùng hậu nhất khu vực. Cũng như hải quân, tàu hải cảnh Trung Quốc cũng cung cấp dịch vụ hậu cần (logistics), tiếp liệu (refuel) cho đội tàu đánh cá và sẵn sàng can thiệp nhanh chóng mỗi khi tàu cá Trung Quốc bị tàu cảnh sát biển các nước chặn bắt trên biển Đông.
Hôm 2-8, Tòa án tối cao Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố Trung Quốc có quyền bắt giữ và phạt tù tới một năm những người nước ngoài “xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển Trung Quốc” - là những vùng mà Trung Quốc đòi hỏi nhưng là vùng EEZ của các nước khác theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ngay hôm sau, ngày 3-8, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) cảnh báo Trung Quốc cần chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển” để “bảo vệ chủ quyền”.

Những động thái như vậy của Bắc Kinh đã khuyến khích ngư dân nước này thêm liều lĩnh xâm nhập bất hợp pháp sâu vào vùng EEZ của các nước khác, đánh bắt cá, khai thác hải sản, phá hoại môi trường và xung đột ngư trường giữa ngư dân Trung Quốc và các nước khác sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Giải pháp nào?

Ngoài xung đột ngư trường, cung cách làm ăn của Trung Quốc còn làm cho giới chuyên gia môi trường lo ngại chẳng bao lâu nữa, biển Đông sẽ có kết cục như biển Hoa Đông: không còn cá để bắt nữa và ngành ngư nghiệp của các nước ven bờ biển Đông sẽ bị xóa sổ; các loài cá biển sẽ biến mất và người dân chỉ còn dựa vào nguồn cá nuôi ở các ao hồ.

Đã có nhiều tiếng nói quốc tế kêu gọi Trung Quốc ứng xử có trách nhiệm trên biển thông qua việc đào tạo luật pháp cho ngư dân, bãi bỏ các chương trình trợ giá nhiên liệu, phi quân sự hóa ngư dân, đặt hoạt động khai thác hải sản dưới sự quản lý của ngành ngư nghiệp và hải dương thay cho các tướng lãnh quân đội vốn không đến xỉa gì tới tính bền vững của môi trường... Tuy nhiên, cho đến nay Bắc Kinh tỏ ra không quan tâm đến những đề nghị này.

Nhiều người hy vọng phán quyết mới đây của Tòa trọng tài thường trực quốc tế La Hay, Hà Lan (tòa PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc có thể là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết vấn đề ngư trường và môi trường biển Đông. Ngoài việc bác bỏ cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên biển Đông, tòa PCA còn quyết định các đá, đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý như Trung Quốc đòi hỏi. Theo tinh thần phán quyết của PCA, vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc chỉ gồm vùng biển rộng 200 hải lý tính từ cực nam đảo Hải Nam chứ không phải là đường lưỡi bò 9 đoạn bao phủ 90% diện tích biển Đông như Trung Quốc đòi hỏi.

Tòa PCA còn lên án hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa của Trung Quốc, cho đây là hành vi trái phép và gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển.

Từ phán quyết của PCA, một số tổ chức môi trường kêu gọi hình thành một cơ chế quản lý đa phương để thiết lập và vận hành khu bảo tồn biển (marine protected area), công viên hải dương quốc tế (international maritime peace park) bao trùm lên vùng biển quốc tế của biển Đông - nơi tàu thuyền của tất cả các nước đều tự do đi lại nhưng việc khai thác tài nguyên sẽ bị hạn chế để phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, bảo vệ nguồn sinh vật biển quý giá. Ngư dân Trung Quốc được tự do đánh cá trong vùng EEZ của Trung Quốc 200 hải lý phía Nam đảo Hải Nam nhưng không được phép xâm nhập vào vùng EEZ của các nước khác.

Cơ chế quản lý này cần được tích hợp vào các hiệp định thương mại, chẳng hạn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Trung Quốc đang đàm phán với các nước châu Á khác, vào các hiệp định song phương của các nước ven biển Đông. Nếu sáng kiến này được thực thi thì nguồn cá biển Đông có hy vọng phục hồi, Trung Quốc không chỉ có “tiếng tốt” là công dân toàn cầu có trách nhiệm mà sản phẩm ngư nghiệp của nước này xuất khẩu sẽ được thị trường thế giới tiếp nhận rộng rãi hơn, thay vì bị người tiêu dùng quay lưng như hiện nay.

Có điều, cho đến nay, Trung Quốc chẳng những không tuân thủ mà còn phản bác dữ dội phán quyết của PCA, cả trong những tuyên bố trên báo chí, trong các hội nghị quốc tế lẫn trên thực tế ở biển Đông.

Cuộc tranh chấp ngư trường trên biển Đông vì vậy, sẽ còn kéo dài và cần nhiều nỗ lực của cộng đồng quốc tế. 

Thời báo Kinh tế  Sài Gòn Online, 28/08/2016
Đăng ngày 29/08/2016
Huỳnh Hoa
Thế giới

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 03:24 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 03:24 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 03:24 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 03:24 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 03:24 03/11/2024
Some text some message..