Biển gọi

“Biển có từ trong mỗi chúng ta”, biển hiện lên trong truyện cổ tích bà kể cháu nghe, trong truyền thuyết khi mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân dắt díu nhau “Năm mươi con lên rừng, năm mươi con xuống biển”. Bầu sữa nòi giống dân tộc Việt đã nuôi dưỡng tuổi thơ từ những trang sách, mở ra một chân trời hy vọng và tình yêu biển bao la.

Biển gọi
Những con thuyền ra khơi theo tiếng gọi biển cả

Việt Nam, đất nước bên bờ sóng, đất nước trải dài hơn ba ngàn cây số biển. Với sự mênh mông ấy, suốt cuộc đời ta chưa đi hết chiều dài, chưa băng qua hết chiều rộng, chưa thể nào khám phá hết sự phong phú sâu thẳm dưới lòng đại dương...
Từ thuở hồng hoang, đại dương đã tạo nên những sinh vật lạ kỳ đủ màu, đủ cá tính. Động vật biển cũng phong phú như động vật rừng, có loài hiền, loài dữ. Và trong cuộc giao tranh để sinh tồn ấy, mỗi con vật sinh ra đều có vũ khí để biết tự bảo vệ mình, bảo vệ đồng loại mình.

Từ thuở hồng hoang, biển đã tạo nên “thế giới thần tiên” với những thảm thực vật đa dạng, nhiều rong rêu, cây lá. Ngôi nhà thân thuộc của muôn loài được biển kiến tạo nên bởi những rừng san hô trắng, những rừng san hô đỏ. Biển kiến tạo nên những hang động ngầm, những hòn đảo nổi. Không biết có bao nhiêu loài chim di trú trên những hòn đảo nổi Việt Nam, chỉ biết rằng, mỗi lần có cánh chim bay về, đảo như đẹp hơn lên, đầm ấm hơn lên.

khai thác thủy sản miền trung

Những thức ăn bổ dưỡng, những trang sức đẹp nhất, biển đều dành tặng con người. Biển dành cho người, quý hóa nhất từ con tôm, con cá, con mực trong bữa ăn hàng ngày... đến cả tài nguyên lớn lao nhất như dầu, sắt, nhôm, thiếc và bao nhiêu nguồn quặng khác nữa...

Con người Việt Nam, từ hàng trăm năm trước đã biết đóng thuyền gỗ, dong cột buồm cưỡi sóng ra khơi. Rồi nghề đan lưới, nghề uốn lưỡi câu, làm nước mắm với những dịch vụ sát cánh cùng ngư dân cũng được hình thành từ đấy. Sự sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc đều biến đổi theo tiến trình lịch sử thì nghề đi biển của ngư dân cũng biến đổi theo. Trước sóng gió, triều cường, bão tố, con người đã dũng cảm và sáng tạo để chinh phục biển khơi, khai thác hải sản và khoáng sản từ biển.
Khi tri thức và công nghệ khoa học ngày càng phát triển, kho báu đại dương ngày càng được mở mang. Biển đã làm giàu cho con người, làm giàu cho quê hương, làm giàu cho Tổ quốc. Ngày nay, biển đã hội tụ những con tàu đánh bắt cá xa bờ được đầu tư hàng chục tỷ đồng với sức khỏe của “hàng trăm con tuấn mã”, mỗi chuyến ra khơi thu về hàng chục tấn cá. Nhờ có biển, nguồn hải sản vô tận và nguồn tài nguyên quý hiếm đã trở thành điểm tựa cho Việt Nam cất cánh.

khai thác thủy sản Việt Nam

Con đường biển mênh mông, rộng dài hàng trăm, hàng ngàn hải lý nhưng trên những chuyến tàu vượt trùng dương ấy, biển đã xích lại rất gần, gần cả khoảng cách, gần cả thời gian, để Việt Nam mạnh lên từ sự giao thương trên biển. Ở đâu trên dải đất hình chữ S này có biển, ở đấy có bờ. Bờ cát ấy sớm lại chiều con tiễn đưa cha, vợ tiễn đưa chồng cưỡi thuyền lướt sóng ra khơi. Họ cầu mong cho trời yên, biển lặng, họ cầu mong cho cá bạc đầy khoang. Làng biển bốn mùa vui, bốn mùa thơm phức mùi cá nướng. Ai đã từng nếm nước mắm Phan Thiết, thưởng thức tôm hùm Nha Trang, mực một nắng Côn Đảo mới biết được dư vị biển mặn mòi đến nhường nào?

Biển Việt Nam còn là một trong những điểm đến hấp dẫn của thế giới. Không chỉ có Vịnh Hạ Long, Phú Quốc, Vũng Tàu mà xứ sở miền Trung cũng có những địa chỉ du lịch hấp dẫn với những đặc sản biển tuyệt vời như Cửa Lò (Nghệ An); Xuân Thành, Thiên Cầm, Mũi Đao (Hà Tĩnh). Khúc ruột miền Trung, dẫu có bị sự cố thảm họa môi trường, nhưng chỉ sau một năm, vết thương đã lành cho da thịt biển xanh lại, cho gương mặt biển sáng lại. Hàng trăm con thuyền lại tiếp tục vươn khơi, làng biển lại đầm ấm, du khách muôn nơi lại nô nức tìm về...

Càng thiết tha yêu biển, con người Việt Nam càng dũng cảm đứng lên chiến đấu để bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc thân yêu. Bay qua không gian, vượt suốt thời gian, hàng triệu trái tim vẫn đồng vọng tiếng nói Bác Hồ: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển... Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó...”.
Mỗi lần nhắc tới biển, ta sờ lên ngực mình thấy Tổ quốc thiêng liêng và không ai không nhớ tới Trường Sa, nhớ tới những người lính đang ngày đêm canh giữ quần đảo này. Những người lính Trường Sa như cây phong ba đứng trên đầu sóng. Tổ quốc nhìn từ biển. Biển - Tổ quốc - Mẹ hiền đang vẫy gọi anh, vẫy gọi chúng ta!

Hà Tĩnh
Đăng ngày 23/04/2017
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 20:48 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 20:48 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 20:48 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 20:48 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 20:48 16/02/2025
Some text some message..