Bỏ nghề tài xế, về nuôi lươn

Trong một lần chở lươn cho khách từ miền Tây lên Sài Gòn, anh Đạo tò mò tìm hiểu rồi nghỉ hẳn nghề lái xe chuyển sang nuôi lươn.

Con lươn
Nghề nuôi lươn có thể kiếm được thu nhập ổn định. Ảnh: Twitter

Sau gần bốn năm nuôi lươn, anh Trần Quang Đạo (53 tuổi) ở phường 12, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã làm chủ được quy trình nuôi lươn trong bể lót bạt, các đợt nuôi có tỷ lệ sống ổn định luôn ở mức trên 70%.

Đúng hẹn, chúng tôi đến cơ sở nuôi lươn trong bể bạt của anh Đạo nằm sâu trong con hẻm nhỏ, đường 2/9, thành phố Vũng Tàu. Vừa làm vệ sinh cho các bể nuôi lươn, anh vừa kể lúc này nuôi lươn đã thành một nghề làm kinh tế chính của gia đình.

Nuôi lươn trong bể lót bạtAnh Đạo nuôi lươn trong bể lót bạt. Ảnh: nongnghiep.vn

Trước khi bắt tay vào đầu tư nuôi lươn, hầu như anh không biết gì về kỹ thuật nuôi lươn trong bể bạt. Làm nghề lái xe lâu năm nhưng cuộc sống vẫn hoài khó khăn. Tình cờ nhận chở một chuyến xe lươn thương phẩm từ miền Tây về Sài Gòn, qua trao đổi với chủ hàng, anh cảm thấy nghề nuôi lươn có vẻ phù hợp với bản thân, rồi anh lên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn trong bể bạt, tìm số điện thoại gọi nhờ tư vấn kỹ thuật từ các chủ trang trại cung cấp giống.

Đầu năm 2019, anh Đạo thống nhất với gia đình tạm gác nghề lái xe, xây dựng cơ sơ nuôi lươn với 3 bể, mỗi bể có diện tích 6m2. Bước đầu vào nghề không dám mạo hiểm, anh chỉ đặt mua 3.000 con lươn giống (cỡ giống 500 con/kg), giá mỗi con 4.000 đồng về thả nuôi trong một bể. Vừa nuôi, anh vừa học hỏi, rút kinh nghiệm chăm sóc. Sau 2 tháng, đàn lươn phát triển tốt, anh phân cỡ và san ra nuôi ba bể. Thấy lươn lớn nhanh, không hao hụt, anh quyết định mở rộng số lượng bể nuôi.

Nhà ở thành phố, diện tích đất không có nhiều nên ngoài phần đất xây căn nhà, phần diện tích còn lại khoảng 120m2 anh thiết kế khung sắt, lót bạt chia thành 22 bể nuôi. Mỗi bể có diện tích từ 3 - 6m2, có mái che bằng tôn. “Bể nuôi làm bằng khung sắt lót bạt nên chi phí thấp hơn nhiều so với bể xây lót gạch men”, anh Đạo chia sẻ.

Cơ sở nuôi lươn trong bể bạtCơ sở nuôi lươn trong bể bạt của anh Đạo. Ảnh: nongnghiep.vn

Về kinh nghiệm nuôi lươn, anh Đạo cho biết nguồn nước nuôi tại cơ sở sử dụng nước ngầm (có pH từ 7,2 – 7,5 ổn định quanh năm), bơm vào bể lọc (có đá, cát và đá nâng pH), chảy vào bể lắng, sau đó chuyển về các bể nuôi. Con giống thả nuôi được mua từ các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, rõ nguồn gốc, đúng cỡ, biết ăn thức ăn công nghiệp dạng viên.

Giai đoạn đầu, ngày cho lươn ăn 2 - 3 lần, thức ăn có độ đạm 45%. Khi lươn đạt cỡ 20 - 30 con/kg, ngày cho ăn 1 lần. Lúc này sử thức ăn có độ đạm 35%. Ngoài thức ăn, định kỳ sử dụng vitamin C, men tiêu hóa, các loại khoáng để tăng sức đề kháng và ổn định đường ruột cho lươn. Khi lươn sắp đến kỳ thu hoạch (khoảng 2 tháng cuối), sử dụng thức ăn viên của Lái Thiêu (Bình Dương) chuyên dùng cho cá trê vàng để tạo màu cho lươn.

Để lươn phát triển tốt và không xảy ra dịch bệnh, hàng ngày thay nước 2 lần. Một lần vào buổi sáng và một lần buổi chiều sau khi cho lươn ăn khoảng 1 giờ. Luôn giữ cho lươn ổn định nằm quần đàn trong giá thể. Khi lươn đạt trọng lượng 50 - 70 con/kg thì tiến hành phân cỡ, tách đàn, tránh lươn cắn nhau và cạnh tranh thức ăn.

Mô hình nuôi lươnMô hình nuôi lươn giúp anh Đạo có thu nhập rất khá nhờ nuôi lươn. Ảnh: nongnghiep.vn

Sau 4 năm vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, anh Đạo đã làm chủ được quy trình nuôi lươn theo phương pháp vệ sinh thay nước hàng ngày, không sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh mà chỉ sử dụng men vi sinh bổ sung để kích thích tiêu hóa cũng như tăng sức đề kháng cho lươn.

“Hiện đàn lươn nuôi trong các bể có khoảng 40.000 con, đủ kích cỡ. Trong đó có khoảng 5 tấn lươn thương phẩm cỡ 3 - 4 con/kg đang cho thu hoạch. Nuôi lươn thả con giống cuốn chiếu, không thả cùng một lúc. Trong năm chia làm 5 lần thả giống, mỗi lần thả 10.000 con. Vì vậy mà cơ sở có nhiều kích cỡ lươn", anh Trọng cho biết.

"Thời gian này giá lươn đang thấp, khoảng 120.000đ/kg (trước đây giá lươn có lúc lên đến 160.000đ/kg), với giá này, sau khi trừ chi phí mua con giống, thức ăn và các chi phí khác, mỗi tấn lươn thu lãi khoảng 50 triệu đồng. Một năm cơ sở thu được khoảng 10 tấn lươn thương phẩm, lợi nhuận tương đương 500 triệu đồng. Nuôi lươn thương phẩm không phải lo đầu ra, chỉ cần lên mạng tham gia kết bạn với hội nuôi lươn. Khi có lươn đúng cỡ tiêu thụ, mình thông báo chia sẻ là có thương lái tìm hỏi đưa xe đến tận nơi tiêu thụ” anh Đạo chia sẻ thêm.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 07/10/2022
Hoàng Trọng
Nuôi trồng

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 14:19 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 14:19 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 14:19 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 14:19 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 14:19 24/04/2024