Bột tảo Dunaliella sp. tăng tỷ lệ sống của tôm thẻ

Bổ sung tảo Dunaliella sp. vào thức ăn giúp tăng tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng đối với Vibrio parahaemolyticus.

nguyên liệu thức ăn tôm, tảo Dunaliella sp trong nuôi tôm, bột tảo Dunaliella sp
Bột tảo Dunaliella sp

Dunaliella sp. là một loài thuộc họ tảo Dunaliellaceae. Dunaliella sp. thuộc nhóm tảo đơn bào, hình oval tròn, đường kính 9 – 11 μm) (Chlorophyceae), thường gặp trong nước biển. Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Mexico trong việc bổ sung bột tảo từ Dunaliella sp. vào thức ăn tôm thẻ chân trắng.

Sự sống sót của tôm chân trắng Litopenaeus được đánh giá trong tình trạng nhiễm Vibrio parahaemolyticus. Vi khuẩn này đã gây thiệt hại kinh tế đáng kể trong ngành tôm do sự xuất hiện của hội chứng chết sớm (EMS), còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Việc kiểm soát vi khuẩn trong ao nuôi rất khó đạt được nhờ kháng sinh sử dụng trong môi trường và hiện tượng kháng kháng sinh. Các phương pháp mới đã được đề xuất để kiểm soát và ngăn ngừa ảnh hưởng của sự nhiễm khuẩn.

Phản ứng sinh lý được chỉ ra bởi các thông số sinh hóa trong huyết tương của tôm có thể xác định tình trạng sức khoẻ và trạng thái căng thẳng của chúng. Trong khi đó, miễn dịch học tôm là yếu tố chính trong việc thành lập các chiến lược kiểm soát dịch bệnh. Immunostimulants (tăng cường miễn dịch) là chất thay thế tốt nhất cho kháng sinh để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại do bệnh tật, đồng thời các chất kích thích này cải thiện hệ thống miễn dịch trong tôm nuôi.

Bốn chế độ ăn chứa 1,5; 2; 2,5 và 3% bột tảo Dunaliella sp. với hàm lượng β-carotene cao đã được thử nghiệm trong nghiên cứu này.

Kết quả

Các chỉ tiêu Protein, glucose, lactate, triglyceride và cholesterol, cũng như hoạt tính của prophenoloxidase và phenoloxidase, được xác định 48 h sau nhiễm trùng (hpi). Sau 20 ngày nuôi, các đối tượng bị nhiễm V. parahaemolyticus thì tôm nuôi một chế độ ăn với 3% Dunaliella sp. cho thấy có tỷ lệ sống cao nhất.

Mức glucose, cholesterol, và triglyceride, cũng như hoạt tính của prophenoloxidase và phenoloxidase, không được coi là các chỉ thị thích hợp trong quá trình nhiễm trùng vi khuẩn này. Kết quả cho thấy sự bổ sung Dunaliella sp. trong thức ăn làm tăng tỷ lệ sống  của tô thẻ chân trắng L. vannamei khi bị nhiễm V. parahaemolyticus. Một thành công mới của các nhà sinh dưỡng và bệnh học trong công cuộc phòng trừ EMS.

Kết luận:

Việc bổ sung tảo Dunaliella sp. vào thức ăn giúp tăng tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng đối với Vibrio parahaemolyticus với liều lượng 3% Dunaliella sp.

 

Đăng ngày 30/09/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 09:27 10/09/2024

Công thức sử dụng một số thảo dược kháng bệnh cho tôm

Sử dụng chiết xuất thảo dược để tăng cường miễn dịch và kiểm soát bệnh cho tôm nuôi được biết đến từ lâu, và hai năm qua các chuyên gia ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình Đổi mới sáng tạo tôm Mekong tập trung nghiên cứu đưa ra một số công thức cụ thể.

Tôm thẻ
• 12:02 09/09/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 08:27 09/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 08:27 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 08:27 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 08:27 09/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 08:27 09/10/2024
Some text some message..