Cá bớp rớt giá, người nuôi lao đao

Những tháng qua, cá bớp liên tục rớt giá, đầu ra lại không ổn định nên nhiều người nuôi đứng ngồi không yên.

lồng bè cá biển
Nuôi cá bớp ở Vũng Rô, Phú Yên

Từ đầu năm đến nay, giá cá bớp thương phẩm hạ khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Ông Vũ Thanh Bình, một người nuôi cá bớp ở Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa (Phú Yên), cho biết năm ngoái giá cá bớp 150.000 đồng/kg, nhưng nay đã hạ xuống chỉ còn 100.000/kg. Vì giá cá hạ nên người nuôi đang giữ cá lại, nuôi cầm chừng. “Hiện tôi nuôi 1.000 con, trọng lượng cá 6 - 7 kg/con, mỗi ngày cá ăn 2 tạ thức ăn với giá 10.000 đồng/kg thì chi phí lên đến 2 triệu đồng. Đó là chỉ cho ăn cầm chừng, chứ nếu nuôi đúng sức thì phải cho cá ăn 3 tạ/ngày”.

Tương tự, anh Trình Văn Toản nuôi hơn 2.000 con cá bớp đã đến kỳ xuất bán, cá nặng 5 - 7 kg/con, tổng trị giá cả tỉ đồng. Thế nhưng, khi gọi các thương lái bạn hàng lâu nay đến mua thì chẳng ai đoái hoài. Cá bán không được nhưng mỗi ngày anh Toản phải chi thêm 5 triệu đồng thức ăn cho chúng. “Khi bắt đầu thả nuôi cá giống, tùy theo kích cỡ, cá con dài 10 - 15 cm giá 20.000 - 30.000 đồng/con. Trong suốt thời gian nuôi, cá bớp tăng trọng 1 kg thì phải chi phí từ 8 - 10 kg thức ăn. Nhẩm tính, giá cá bớp phải 110.000 đồng/kg mới hòa vốn, nếu không người nuôi sẽ lỗ, chưa kể chi phí, khấu hao bè lưới, xăng dầu…”.

Không chỉ vùng nuôi cá bớp ở Vũng Rô chịu cảnh lao đao, các khu vực nuôi tại đầm Cù Mông (TX.Sông Cầu) cũng gặp khó khăn. Ông Nguyễn Văn Can (xã Xuân Thịnh), nuôi cá bớp ở đầm Cù Mông, cho biết vì giá cá hạ nên thương lái “chê ỏng chê eo”. Mua cá phân loại, giá cá bớp loại 1 mua 100.000 đồng/kg, loại 2 chỉ còn 90.000 đồng/kg. “Cá bắt lên thương lái họ phân cá loại 2 nhiều hơn loại 1, lại còn bớt từng đồng từng ký”, ông Can cho biết.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, người dân nuôi cá bớp tập trung tại đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài (TX.Sông Cầu) và Vũng Rô (H.Đông Hòa). Ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết thị trường tiêu thụ cá bớp chủ yếu là trong nước nên do tư thương quyết định phần nhiều. “Người nuôi không nên thấy lợi nhuận trước mắt mà ồ ạt nuôi không theo quy hoạch, khiến thị trường thiếu đầu ra, cung vượt cầu, giá giảm dẫn đến mạnh ai nấy bán, tạo điều kiện để tư thương ép giá”, ông Phương khuyến cáo.

Thanh Niên, 16/08/2016
Đăng ngày 17/08/2016
Đức Huy
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 21:21 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:21 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 21:21 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 21:21 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 21:21 04/12/2024
Some text some message..