Cá chết do thiếu oxy và có thêm chất “đạm và lân”

Liên quan đến vụ hàng trăm bè cá chết bất thường trên sông Hậu, chiều 6-2, Sở Tài Nguyên - Môi trường tỉnh An Giang kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết.

cá lăng nha chết
Ông Nhàn lặng người bên đống cá Lăng Nha tiền tỉ vừa chết sáng nay 5-2 - Ảnh: BỬU ĐẤU

Trước đó, đầu giờ chiều 6-2, ông Huỳnh Trọng Nam, Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Tân cho biết, đến thời điểm này có 2 xã Long Hòa và Phú Lâm có cá chết hàng loạt từ ngày 4-2 đến nay.

Cụ thể, xã Long Hòa có 32 hộ với 90 lồng bè, vèo nuôi cá các loại, ước bị thiệt trên 15 tỷ đồng. Xã Phú Lâm có 12 hộ với 33 lồng bè, vèo nuôi cá bị thiệt hại nặng.

Trong đó thiệt hại 100% là 10 bè ở xã Phú Lâm mới đây. Chủ yếu bà con nuôi các loại cá: He, Mè Vinh, Điêu Hồng, Lăng Nha....

Trong khi đó, báo cáo số 221 của Sở Tài Nguyên - Môi trường công bố chiều nay 6-2 lại kết luận cá chết là do thiếu oxy.

Theo báo cáo này, hiện trường kiểm tra đo đạt ở nơi cá chết hàng loạt thì Oxy hòa tan (DO) rất thấp, thấp hơn tiêu chuẩn cho phép là 1,57 lần. Còn chất đạm (NO2-) cao hơn quy chuẩn cho phép từ 2,6 – 11,2 lần. Còn chất Lân (PO43-) không cho phép tồn tại trong môi trường nuôi thủy sản nhưng lại phát hiện tồn tại từ 0,5 – 1,4mg/l.

Đoạn sông các hộ nuôi cá lồng bè, vèo xảy ra tình trạng cá chết trải dài khoảng 02 km từ cây số 9,5 đến số 11, ở ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa.

Do đó, các ngành chức năng tỉnh An Giang kết luận cá chết ở khu vực sông Cái Vừng là do thiếu oxy.

Đặc biệt, NO2- và PO43 - cao là môi trường thuận lợi cho tảo phát triển dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong nước (hiện tượng phú dưỡng nước).

Trong khi đó, những khu vực cá không chết do không có hiện tượng phú dưỡng xảy ra, mặc dù oxy thấp nhưng không có sự xuất hiện của NO2- và PO43-.

“Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn nhận định này cần kết hợp thêm kết quả phân tích thủy sinh vật (do tết nên không có đơn vị nào phân tích). Đáng chú ý là nguồn nước trước khi vào khu vực nuôi bè đã có hiện tượng phú dưỡng”, nội dung kết luận cho hay.

Báo Tuổi Trẻ, 06/02/2016
Đăng ngày 06/02/2016
Bửu Đấu
Dịch bệnh

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 04:02 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 04:02 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 04:02 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 04:02 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 04:02 17/02/2025
Some text some message..