Cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Bưởi

Những ngày gần đây, phía thượng nguồn sông Bưởi, đoạn chảy qua xã Thạch Lâm (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) người dân địa phương vớt được hàng tấn cá chết nổi trắng mặt nước.

ca chet
Cá lăng là đặc sản vùng núi phía Tây Thanh Hóa. Giống cá này có sức sống rất mạnh mẽ nhưng cũng bị chết nổi trên sông Bưởi khiến người dân lo ngại nguồn nước đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Lê Hoàng

Theo người dân xã Thạch Lâm, hiện tượng cá chết bất thường bắt đầu xuất hiện vào đêm 7/12 và kéo dài suốt những ngày qua. Thấy cá chết, người dân ở thôn Biện, thôn Đồi và thôn Thống Nhất đã dùng thuyền đi vớt cá. Loại lớn được mang bán ngoài chợ, còn loại nhỏ, người dân đem nấu làm thức ăn cho gia súc.

“Những con cá lăng nặng 2 - 3 kg cứ ngấp ngoải ngoi lên mặt nước rồi chết chìm lơ lửng, người dân chỉ cần dùng tay không cũng có thể bắt được loài cá vốn rất khỏe và khó đánh bắt này. Không riêng cá lăng bị chết, cá leo, trạch làn, cá trắm… cũng chết nổi trắng cả một khúc sông”, ông Bùi Văn Quyết, thôn Biện kể.

Theo người dân địa phương, hiện tượng này chưa từng xảy ra ở đây. “Sáng hôm 8/12, dân làng ra bờ sông thì thấy cá chết nổi trắng bến sông, mắc đầy các lùm cây. Bà con hò nhau dùng thuyền nan đi vớt cá, nhiều người vớt được cả tạ cá”, ông Quyết nói thêm.

Người dân địa phương cho biết, trước khi xảy ra hiện tượng cá chết, nước trên sông Bưởi bỗng có màu đen kịt bất thường, bốc mùi hôi thối khó chịu. 

Ông Lê Huy Dương, Chủ tịch xã Thạch Lâm xác nhận, hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi những ngày qua là chính xác. “Rất kì lạ, nhiều con cá to 3 – 4 kg cũng bị chết, bà con bắt được đến mấy tấn đem bán”, ông Dương nói. Theo ông Dương, sau khi phát hiện dấu hiệu bất thường, xã đã báo cáo UBND huyện phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường đến địa bàn kiểm tra, lấy mẫu nước nhằm xác định nguyên nhân.

Hiện dưới sông vẫn còn rất nhiều loài cá chết nổi trên mặt nước. Dọc theo triền sông, mùi thối và tanh nồng bốc lên nồng nặc.

Nước thải từ bể biogas của nhà máy được dẫn về hồ chứa chuẩn bị thải ra môi trường, nhưng vẫn có màu đen kịt, hôi thối. Ảnh: Lê Hoàng

Chủ tịch xã Thạch Lâm nhận định, hiện tượng cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Bưởi có thể do nước thải từ nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Hòa Bình nằm cách xã Thạch Lâm chừng 7km. “Tôi cũng đến điểm xả thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hòa Bình (đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) xuống sông Bưởi. Nếu cứ xả thế này thì hệ thống sinh vật, thủy sản ở dòng sông này sẽ bị tận diệt và sức khỏe người dân đang bị đe dọa”, ông Dương lo lắng.

Trong khi đó, ông Trần Xuân Hải, phụ trách kỹ thuật nhà máy khẳng định, việc cá chết trên sông Bưởi không phải do nhà máy xả thải vì nước thải đều được đưa vào bể biogas (với dung tích 80 nghìn m3) để tái tạo quay trở lại phục vụ sản xuất. “Mỗi ngày, nhà máy chỉ thải khoảng 1.000m3 nước. Chúng tôi luôn chấp hành nghiêm luật bảo vệ môi trường, nguồn nước được xử lý an toàn trước khi xả ra sông”, ông Hải nói.

Đây là cửa xả nước thải ra sông Bưởi từ nhà máy chế biến tinh bột sắn Hòa Bình, nước ngầu đục và sủi bọt rất nặng mùi. Ảnh: Lê Hoàng

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hòa Bình có 4 hồ chứa nước thải. Tuy nhiên, các hồ chứa này không có mái che, nước ở đây luôn có màu đen kịt, sủi bọt và bốc mùi hôi thối. Hệ thống đường ống và máng dẫn nước thải được làm tạm bợ. Ngoài ra, có một dòng nước chảy từ bên trong nhà máy ra hồ chứa sau đó xả thẳng ra sông Bưởi. Điều này được ông Hải lý giải, “đây chỉ là nước rửa sắn không có ảnh hưởng gì đến môi trường”.

Sáng 16/12, trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Quang Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài Nguyên Môi trường Thanh Hóa), cho biết, đang yêu cầu UBND huyện Thạch Thạch báo cáo cụ thể về vụ việc đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hòa Bình kiểm tra, rà soát tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất phía thượng nguồn sông Bưởi để làm rõ nguyên nhân.

"Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm cơ sở gây ô nhiễm nhưng hiện chưa thể đánh giá mức độ và nguyên nhân cụ thể vì phía đầu nguồn ngoài nhà máy chế biến tinh bột sắn Hòa Bình và một số nhà máy sản xuất bột giấy...", ông Thái nói và cho biết, đây là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng cá chết ở đầu nguồn con sông Bưởi.

VnExpress.net, 16.12.2013
Đăng ngày 17/12/2013
Lê Hoàng
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:20 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:20 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:20 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:20 23/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 23:20 23/11/2024
Some text some message..