Cá đủ 18 tháng cần ... tập thể dục để "tăng cơ giảm mỡ"

Chuyện “tăng cơ, giảm mỡ” vốn tưởng chỉ dành cho người, nhưng lại là phương pháp được anh Phí Hải Vân ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La áp dụng trong việc nuôi cá lăng thương phẩm trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

tập thể dục cho cá
Những con cá lăng đang tập luyện bằng cách quẫy rất mạnh trên mặt nước. Ảnh VOV

Những lứa cá được tập luyện đã đem lại giá trị thương mại cao, góp phần nâng tầm thương hiệu cá sông Đà Quỳnh Nhai.

Chia sẻ về ý tưởng, anh Phí Hải Vân cho biết, trong quá trình tiếp thị sản phẩm tại thị trường lớn như Hà Nội, tưởng rằng những con cá lăng to, khỏe, nuôi trong môi trường tự nhiên sẽ thuyết phục được khách hàng. Thế nhưng, phần lớn họ đều từ chối với cùng một lý do là thịt cá không săn chắc, bụng quá nhiều mỡ.

Anh Vân cho rằng, nếu không thay đổi phương pháp, thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm ngày càng khó khăn, vì vậy, đã mày mò tìm hiểu trên mạng. Từ một số bài viết chia sẻ kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, cho thấy, tăng cường tập luyện bơi lội cho cá sẽ làm cho cá săn chắc và chất béo giảm. Với quyết tâm tạo ra cá lăng thương phẩm, chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, anh Vân quyết định áp dụng phương pháp tập thể dục cho cá lăng.

Tức là khi kéo lưới lên, nó ngoi lên mặt nước thì nó vận động cơ đuôi, vận động nhiều thì tiêu bớt mỡ, thì nó săn chắc cơ thịt lại. Khi về dưới kia người ta ăn nó ngon hơn, ví dụ những món như là cá trộn hành tím, mà con cá không được tập luyện thể dục cho vào trộn nó bở cá. Nhưng khi mình đã tập luyện, người ta phi lê cắt miếng, nhúng vào nước sôi thì miếng thịt nó cong lại, ăn cảm giác nó giòn, rất là ngon.

Khi cá đủ 18 tháng, đạt trọng lượng trung bình khoảng 4-5 kg/con, anh Vân bắt đầu cho cá tập luyện. Mỗi ngày, cá sẽ tập luyện 2 lần vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều; kéo dài liên tục trong vòng 6 tháng, thường bắt đầu từ tháng 10 năm nay và kết thúc vào tháng 3 năm sau.     

nuôi cá lồng
Mô hình nuôi cá lồng bằng phương pháp "tăng cơ, giảm mỡ" của anh Phí Hải Vân, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

Trình diễn cho chúng tôi xem, anh Vân dùng hai tay tháo dây cột từng góc lưới và từ từ kéo lên. Chưa đầy 5 phút, những con cá lăng cách mặt nước 4 m dần ngoi lên, kéo đến khi cá chỉ còn cách mặt nước khoảng 30 cm thì dừng lại, những con cá lăng quẫy đuôi bơi lội khiến nước bắn tung tóe. Những lứa cá đã quen tập luyện thì ngay cả lúc được cho ăn cũng quẫy rất mạnh trên mặt nước.

Đặc điểm của cá được tập luyện là sẽ “giảm cân”. Cân nặng giảm nhưng giá trị của cá lại tăng, và quan trọng là đáp ứng được yêu cầu của thị trường. So sánh về hiệu quả kinh tế, anh Vân cho biết: "Kéo con cá lên có thể hao ít nhất từ 3 – 5 lạng, người ta thấy hao tưởng mất tiền nhưng không phải. Ví dụ con cá 4 cân, để nguyên 4 cân bán về dưới kia chỉ được 400.000 đồng, nhưng khi kéo lên ép hao còn 3,5 cân nhưng bán được 540.000 đồng/con cá".

Không chỉ tập thể dục cho cá, anh Phí Hải Vân cũng áp dụng những quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGap, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để cá sinh trưởng, phát triển tốt, tạo nên sản phẩm đặc trưng của cá Sông Đà Quỳnh Nhai.

"Cá lăng tôi nuôi muốn ngon thì đầu tiên phải phụ thuộc vào nguồn nước. Thiên nhiên ở đây ưu đãi, không ô nhiễm, nên vị con cá không bị hôi tanh, thơm thịt. Mình nuôi đủ thời điểm, con cá ít nhất từ 24 tháng trở ra thì đủ độ dai, độ chắc. Thứ ba, là thức ăn tự nhiên chiếm 80%, ví dụ con cá mương người ta đi đánh bắt ở sông, kéo vó bè về thì mình tận thu cho bà con, cho cá nhà mình ăn, cá phát triển, thân hình con cá dài đẹp, thịt chắc, trắng, mỡ ít, tạo nên nét riêng của cá Quỳnh Nhai" - anh Vân chia sẻ.

Trung bình mỗi vụ, HTX Hải Vân cung cấp cho thị trường khoảng 180-200 tấn cá, chủ yếu là Hà Nội; với giá bán 130 nghìn đồng/kg cá lăng, doanh thu mỗi năm đạt khoảng 2 tỷ đồng. Sau 5 năm triển khai, mô hình nuôi cá lồng của HTX Hải Vân được đánh giá là một trong những mô hình hiệu quả, góp phần vào việc phát triển nghề nuôi cá trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai.

Ông Cầm Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai cho biết: "Mô hình giúp cho bà con học tập kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc nuôi thủy sản trên lòng hồ. Từ đấy, bà con đã duy trì và nhân rộng ra cách thức nuôi cá. Cũng là đầu mối giúp bà con nhân dân trên địa bàn nuôi trồng thủy sản cung ứng, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường ngoài huyện, đặc biệt là thị trường miền xuôi".

Không dừng lại ở sản phẩm cá “tăng cơ, giảm mỡ”, anh Phí Hải Vân dự định xây dựng phân xưởng sản xuất để sơ chế, chế biến nước mắm, mắm tép, cá sấy, chả cá lăng... Những sáng kiến của anh chắc hẳn sẽ góp phần tạo nên những sản phẩm mang đậm hương vị vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trong thời gian tới./.

VOV-Tây Bắc
Đăng ngày 14/01/2022
Lê Hạnh
Nuôi trồng

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Nuôi tôm kích cỡ lớn - giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nước ta có những bước tiến vượt bậc. Điển hình là chất lượng và năng suất tôm không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trong nuôi tôm cỡ lớn, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận trong thời điểm giá tôm biến động mạnh.

Tôm thẻ
• 10:28 15/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 04:08 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 04:08 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 04:08 23/09/2023

Sinh nhật 2 tuổi Sàn thương mại điện tử dành cho ngành thủy sản - eShop

Quý khách hàng có thể tận hưởng và lan tỏa niềm vui mua sắm các sản phẩm về thủy sản đến các bạn nuôi xung quanh với loạt sản phẩm thương hiệu giảm sâu, miễn phí vận chuyển cho đơn dưới 22kg, cùng các cơ hội trúng thưởng lớn, voucher lên đến 200,000đ từ eShop.

Sinh nhật Farmext eShop
• 04:08 23/09/2023

Ngành tôm khó khăn nhất do nuôi nhỏ lẻ

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 2,2 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực để phục hồi nhưng việc nắm cơ hội để phát triển vẫn gặp khó khăn lớn ở thực trạng nuôi nhỏ lẻ.

Ao nuôi tôm
• 04:08 23/09/2023