Cá heo 'ăn xin' nổi tiếng qua đời

Xác của con cá heo có biệt danh "Kẻ ăn xin" nổi trên vùng biển bang Florida, Mỹ vào tuần trước.

cá heo ăn xin bị chết
Du khách cho cá heo Beggar ăn trên vùng biển gần thành phố Sarasota. Ảnh: MSNBC.

Beggar (tức "Kẻ ăn xin") là biệt danh mà người ta dùng để gọi một con cá heo thường xuyên bơi tới gần tàu, thuyền của con người để xin thức ăn trong vùng biển gần thành phố Sarasota bang Florida, Mỹ. Con vật trở nên nổi tiếng bởi kỹ năng xin thức ăn của nó. Nhưng hôm 21/9, người dân thấy xác của nó nổi gần cầu Albee Road tại thành phố Sarasota, bang Florida với tình trạng không có thức ăn trong dạ dày. Thay vào đó, các chuyên gia phát hiện móc cần câu cá, xúc tu của mực. Những thứ đó cho thấy con người có thể là nguyên nhân khiến Beggar chết, Livescience đưa tin.

Phòng thí nghiệm hải dương Mote cho biết, Beggar đã kiếm ăn trên vùng biển gần thành phố Sarasota trong 20 năm qua. Các nhà khoa học thuộc Chương trình Nghiên cứu Cá heo Sarasota đã theo dõi nó trong khoảng 100 giờ vào năm 2011. Họ nhận thấy nó giao tiếp với con người 3.600 lần và lấy được thức ăn trong 169 lần. Du khách cho nó ăn tới 520 loại thực phẩm, bao gồm bia và xúc xích. Beggar đã cắn người 9 lần khi họ định sờ nó.

Trong nhiều năm qua, Beggar trở thành "tấm gương" để những con cá heo khác học tập. Vì thế các nhà khoa học muốn cấm hành vi cho cá ăn trên biển, bởi họ lo ngại tàu, thuyền sẽ đâm vào chúng. trên thực tế, luật Bảo vệ động vật biển cấm hành vi ném thức ăn cho cá heo. Mức phạt nhẹ nhất dành cho hành vi này là 100.000 USD, còn mức phạt nặng nhất là một năm tù.

Ngoài việc thiếu thức ăn và dạ dày chứa móc câu, rất có thể Beggar chết vì một số nguyên nhân khác. Người ta thấy hai chiếc gai của cá đuối gai độc trên cơ thể nó. Nhiều vết loét cũng xuất hiện trong dạ dày con vật.

"Chúng tôi chưa thể kết luận nguyên nhân nào đã gây nên cái chết của Beggar", Gretchen Lovewell, một nhà quản lý của Phòng thí nghiệm hải dương Mote, phát biểu.

Vnexpress
Đăng ngày 27/09/2012
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 22:50 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 22:50 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 22:50 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 22:50 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 22:50 19/12/2024
Some text some message..