Cá lia thia đồng ở Đức Huệ - Long An là loài gì?

Tên khoa học của cá lia thia đồng được xác định là Betta siamorientalis (cá đá ở miền đông Thái Lan), gợi lên một chút nhói lòng khi không có nhà nghiên cứu Việt Nam nào đến với “lộc trời” và đủ trình độ để xác định đây là loài mới trước người Thái.

bắt cá lia thia đồng
Dặm cá lia thia đồng. Ảnh: sgtt.vn

Con cá lia thia làm bọt ở bụi cỏ lông công ...

Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi

Lia thia đá bóng trong keo

Ham vui trước mặt, quên nghèo sau lưng

Từ “lộc trời” đến “đặc sản”

Người dân ở huyện Đức Huệ - tỉnh Long An đã và đang hưởng một “lộc trời” – đó là những con cá lia thia đồng. Những người dân địa phương hưởng “lộc trời” đầu tiên có lẽ là người nghèo. Để bắt được cá lia thia thì chẳng cần phải dùng đến những ngư lưới cụ và kỹ thuật đặc biệt mà chỉ cần có một cái rổ tre và chịu khó lặn lội ở các bưng, trấp trũng, đầm lầy… xa trong đồng – là những nơi mà cá sống.

Thời mà nguồn lợi cá tôm tự nhiên còn nhiều thì người giàu chắc không ghé mắt đến những con cá nhỏ bé này vì không biết làm sao để làm sạch cá (đánh vảy, cắt vây, và bỏ mang và ruột) để ăn. Nếu người giàu có mua cá lia thia thì chắc chỉ để dành cho mấy con gà và con vịt mà họ đang nuôi. Đối với người nghèo đang thiếu thức ăn thì việc làm sạch cá lia thia chắc không quan trọng. Ăn nguyên cả con cá thì lại có thêm chút đạm - càng hay!


Đặc sản mắm cá lia thia. Ảnh: sgtt.vn

Vào những thời điểm bắt được nhiều cá trong năm và ăn không hết thì cách để dành đơn giản đối với người nghèo là chế biến mắm cá với các nguyên liệu sẵn có là muối, đường và thính. Khi ăn, mắm có vị mặn hơi chua nên được là “mắm chua”. Vào những ngày không có thức ăn, họ chỉ cần lấy ít mắm cá rồi thêm tỏi và ớt bằm là có ngay một món ăn để ăn với cơm.

Với việc khai thác quá mức, phương pháp đánh bắt hủy diệt, phá hoại môi trường sống và nhiều hoạt động khác của con người, nguồn lợi thủy sản nhanh chóng giảm sút. Hết cá lớn thì người ta cũng phải ăn đến cá nhỏ thôi. Vào thập niên 1990s, cá lia thia đồng bán ở địa phương cũng khó mà giá lại thấp vì nhà nào cũng có.


Dụng cụ đánh bắt “lộc trời” ở Đức Huệ

Rồi một trong những người đánh bắt cá đứng ra thu gom sản phẩm của những người khác để đem lên thành phố bán với giá cao hơn. Một lần, người này có dịp tiếp những vị khách đến từ thành phố. Nhà xa chợ nên chủ nhà đãi khách món bánh tráng cuốn với cá lia thia xào, thịt ba rọi luộc, bún và rau sống, và chấm với mắm chua cá lia thia. Không ngờ khách thành phố cứ tấm tắc khen ngon và cho rằng đây là một “đặc sản” mà mình mới được thưởng thức lần đầu trong đời. Khách gọi là “đặc sản” thì cũng không ngoa vì mắm chua cá lia thia đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một đặc sản theo định nghĩa của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Khi tiễn khách về, chủ nhà còn ân cần tặng mỗi người một hủ mắm chua cá lia thia làm quà. Không ngờ “tiếng thơm đồn xa”. Khi có nhiều yêu cầu đặt hàng về “đặc sản”, chủ nhà đã mạnh dạn thành lập “Cơ sở sản xuất mắm chua cá lia thia” vào năm 2014 với quy trình ngày càng hoàn chỉnh và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về yêu cầu vệ sinh thực phẩm. Nhu cầu về “đặc sản” ngày càng tăng nên có thêm các cơ sở sản xuất mắm chua cá lia thia khác được thành lập. Một đài truyền hình trung ương VTV cũng đã phát sóng giới thiệu “đặc sản” của địa phương với sự tham gia của các nghệ sĩ Vũ Thanh và Bạch Long.

Mắm chua cá lia thia ăn cùng thịt ba rọi luộc kèm rau sống. Ảnh: Báo Long An

Hiện nay, những người đánh bắt cá lia thia ở địa phương chỉ cần bỏ ra 5-6 giờ mỗi ngày là có thể có được 3-5 kg cá (cỡ 1.000-1.200 con/kg), nếu may mắn có khi lên đến hơn 10 kg. Với giá thu mua cá dao động khoảng 280.000-300.000 đ/kg tùy theo thời điểm thì thu nhập của họ quả không hề nhỏ. Cá lia thia có thể được đánh bắt quanh năm nhưng cao điểm là vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 ÂL). Cơ sở sản xuất mắm chua cá lia thia đang được đề cập có thể thu mua được trung bình 100-150 kg cá/ngày (4-5 tấn cá/tháng) vào mùa khô và 5-50 kg cá/ngày vào mùa mưa (0,8-1,5 tấn cá/tháng). Cứ 1 kg cá lia thia đã qua sơ chế (được rửa sạch) làm được ra 3 hủ mắm chua với giá bán sỉ 120.000 đ/hủ. Trước đây, sản lượng thu mua của cùng cơ sở là trên 200 kg cá/ngày vào mùa khô. Điều đó cho thấy nguồn lợi cá lia thia của địa phương đang bị suy giảm.

Mặc dầu đã được lên đời “đặc sản” nhưng thật lạ thay, cho đến nay vẫn chưa ai đề cập đến tên khoa học của loài cá lia thia này. Có lẽ do thân phận bé nhỏ, lại sống ở vùng bưng phèn, nên không một nhà khoa học nào tìm đến để cho nó một cái tên cũng là sự bình thường. Dẫu vậy, cá lia thia ở Đức Huệ vẫn vui vẻ đóng vai trò là “lộc trời” cho những người dân của một địa phương còn nhiều khó khăn.

 
Phải chăng tên khoa học của cá lia thia đồng đã bị lãng quên?. Ảnh: Facebook | Cậu Cả

Cho đến một ngày, nhận thức được rằng sự sút giảm nguồn lợi có thể làm mất đi “đặc sản” của quê hương, một cơ quan quản lý ở địa phương đã đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh chấp thuận cho một đề tài nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá lia thia đồng. Đã là khoa học thì đối tượng được nghiên cứu không thể không có tên. Do không có chuyên môn và thiếu sự hỗ trợ cần thiết nên trong đề xuất, cá lia thia đã được gắn cho cái tên khoa học là Macropodus opercularis. Thực ra, đây là tên của loài cá thuộc nhóm cá thiên đường (paradise fish) chứ không phải của nhóm cá lia thia hay cá đá (fighting fish). Vậy tên khoa học của cá lia thia đồng ở Đức Huệ là gì?

Suy ngẫm từ cái tên của “lộc trời”

Chắc không ít người luôn nhớ về tuổi thơ với trò nuôi cá lia thia trong hủ chao hay lu. Mỗi ngày xách vợt ra vớt bo bo ở mấy con mương đầu ngỏ hay cung quăng ở mấy vũng nước tù về cho cá ăn. Cuối tuần nghỉ học thì mang hủ đựng cá đi đá với cá của mấy đứa bạn cùng xóm. Làm sao tả hết niềm vui khi cá “chiến” của mình đánh bại các đối thủ. 


Không ít người có tuổi thơ chọi cá lia thia đồng cùng bè bạn. Ảnh: Facebook | Nguyễn Bình.

Niềm đam mê với cá lia thia vẫn đi theo nhiều người có thú vui chơi cá cảnh cho đến khi trưởng thành. Bằng chứng là họ đã thành lập những trang web để trao đổi thông tin và kinh nghiệm nuôi cá lia thia. Người chơi cá lia thia sẽ cảm thấy hạnh phúc khi sưu tập được những con cá hoang dã để thuần dưỡng và thích ứng cho chúng lên màu trong trong điều kiện nuôi nhốt. Đã có nhiều người mê cá lia thia hoang dã ở nước ta làm được điều này nhưng hạnh phúc của họ chưa thật sự trọn vẹn vì không biết chắc cá mà mình đã sưu tập được là loài gì.

 
Cá lia thia Đức Huệ trong bể kính ngoài trời

Ở Việt Nam, những nghiên cứu trên cá lia thia chủ yếu nằm trong các nghiên cứu về nguồn lợi cá ở các vùng miền và lưu vực khác nhau. Tổng kết các công trình nghiên cứu có liên quan cho thấy ở nước ta (chủ yếu là miền Nam) có 2 loài cá lia thia là Betta taeniata Betta sp. (cf. mahachaiensis). Theo Fishbase.se thì có 2 loài cá lia thia là Betta splendens và B. pugnax được báo cáo từ Việt Nam; trong khi từ Lào là 3 loài, từ Campuchia là 5 loài, từ Thái Lan là 13 loài, từ Malaysia là 25 loài và từ Indonesia là 52 loài. 

 
Cá lia thia Đức Huệ trong bể kính trong nhà.

Mặc dầu có nhiều thông tin được chia sẻ về cá lia thia (thuộc giống Betta) hoang dã được tìm thấy ở Việt Nam trên các trang mạng như “Đôi điều về các loài Betta hoang dã ở Việt Nam” trên diendancacanh.com hay trên thế giới như “Các loài cá betta hoang dã” trên aquarium.idz.vn, nhưng rõ ràng vẫn còn đó các câu hỏi như “thật sự có bao nhiêu loài cá lia thia phân bố ở Việt Nam?”, và nếu những người chơi cá cảnh bắt được cá lia thia hoang dã thì “ai/cơ quan nào sẽ giúp họ xác định tên loài?”. Đây không phải là những câu hỏi dễ để có câu trả lời trong điều kiện của nước ta hiện nay.

Trở lại câu hỏi “vậy tên khoa học của cá lia thia đồng ở Đức Huệ là gì?”. Khó để định danh một loài cá nếu chỉ dựa vào việc so sánh hình ảnh của nó với các loài gần gũi dù có đủ tư liệu mà không thực hiện việc so sánh các chỉ tiêu hình thái theo quy ước. May mắn là có người từng làm việc trong ngành đã giúp gửi các mẫu cá lia thia ở Đức Huệ được bảo quản trong cồn và formol cũng như hình ảnh cá sống đến cho một nhà ngư loại học ở Singapore, người đã từng có nhiều công trình nghiên cứu về cá lia thia cũng như tìm ra nhiều loài cá lia thia mới ở Đông Nam Á. Trên cơ sở kiểm tra các chỉ tiêu hình thái và so sánh hình ảnh, nhà ngư loại học đã xác định đây là loài Betta siamorientalis (cá đá ở miền đông Thái Lan), một loài mới đã được mô tả bởi các nhà nghiên cứu Kowasupat, Panijpan, Ruenwongsa & Jeenthong vào năm 2012.


Đặc sản cá lia thia đồng Đức Huệ lại mang cái tên khoa học nghe “xa lắc”. Ảnh: Martin Grimm

Biết được câu chuyện, người viết không khỏi mừng cho “lộc trời” từ nay đã có tên, nhưng với cái tên này cũng làm cho người viết có chút nhói lòng. Người viết băn khoăn là tại sao không có nhà nghiên cứu Việt Nam nào đến với “lộc trời” và đủ trình độ để xác định đây là loài mới trước người Thái. Nếu điều đó xảy ra, cá lia thia đồng ở Đức Huệ chắc sẽ có một cái tên “thân thương” hơn. Dẫu vậy, người viết vẫn mơ vào một ngày nào đó, có một nhà nghiên cứu Việt Nam tiến hành các phân tích thường quy cũng như mã vạch DNA (DNA barcoding) để xác định “lộc trời” là một loài mới, và khi đó cá lia thia đồng ở Đức Huệ chắc sẽ có một cái tên “gần gũi”, chẳng hạn “Betta duchueensis?”, chứ không phải cái tên nghe “xa lắc” như vừa có được hiện nay.

Đăng ngày 25/04/2022
NTC @ntc
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:12 23/04/2025

AI dự đoán chất lượng tôm con: Chọn lô giống chuẩn ngay từ đầu

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành nuôi tôm, giúp nông dân chọn lô giống chất lượng với độ chính xác cao. Tôm con khỏe mạnh là yếu tố quyết định để vụ tôm đạt năng suất và lợi nhuận tốt.

Tôm giống
• 09:56 23/04/2025

Phát hiện bệnh trên tôm nhờ AI

Phát hiện bệnh sớm và chính xác là rất quan trọng để quản lý sức khỏe tôm và đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi. Trong khi xử lý hình ảnh đã được khám phá, các mô hình hiện tại thường gặp khó khăn về độ chính xác, đặc biệt là khi phát hiện nhiều bệnh hoặc xác định các triệu chứng khó phát hiện.

Tôm bệnh
• 10:21 21/04/2025

Cách mạng hóa nuôi trồng thủy sản: Các dự án mới táo bạo ở Đông Nam Á

Đông Nam Á từ lâu đã là cái nôi của ngành nuôi trồng thủy sản, cung cấp lượng lớn thực phẩm cho cả khu vực và thế giới, đồng thời góp phần quan trọng vào nền kinh tế. Nhưng ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và áp lực về an ninh lương thực. Để giải quyết, một sáng kiến đột phá với khoản đầu tư 12 triệu bảng Anh từ UKRI đã ra đời, mở ra hướng đi mới cho nuôi trồng thủy sản bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:17 14/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:32 24/04/2025

Tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản.

Tôm thẻ
• 00:32 24/04/2025

Cuộc sống quê đơn giản với món tép bầu chiên giòn

Cuộc sống ở quê luôn mang đến những cảm giác bình yên, giản dị mà sâu lắng. Không phải bon chen, không phải vội vã, cuộc sống nơi đây như một làn sóng nhẹ nhàng, trôi qua trong những khoảnh khắc gần gũi với thiên nhiên. Một trong những điều giản dị nhất nhưng lại đầy niềm vui của người dân quê là việc chạy ra sông bắt tép bầu tươi ngon rồi chế biến thành những món ăn đậm đà hương vị quê nhà. Hãy cùng khám phá cuộc sống quê yên bình, giản dị và những bữa cơm ngon lành được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, ngay trong vườn nhà.

Tép bầu
• 00:32 24/04/2025

AI dự đoán chất lượng tôm con: Chọn lô giống chuẩn ngay từ đầu

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành nuôi tôm, giúp nông dân chọn lô giống chất lượng với độ chính xác cao. Tôm con khỏe mạnh là yếu tố quyết định để vụ tôm đạt năng suất và lợi nhuận tốt.

Tôm giống
• 00:32 24/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 00:32 24/04/2025
Some text some message..