Cà Mau: Nuôi cá Bớp lồng bè trên đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối là đảo thuộc vùng biển Tây của Việt Nam (vịnh Thái Lan). Đảo thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau và cách cửa biển Sông Đốc khoảng 35 km về phía tây. Đảo có diện tích 140 ha; dài khoảng 1,6 km; chỗ rộng nhất 0,7 km; đỉnh cao nhất +154m. Trên đảo có Đồn Biên phòng 704, Trạm ra đa Hải quân Vùng 5, Kiểm lâm, Hải đăng và 38 hộ dân sinh sống tại đảo, với khoảng 200 khẩu.

cá bớp
Ảnh minh họa

Trong chuyến đi khảo sát đảo Hòn Chuối ngày 23/4/2014 cùng Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau, Tôi đã có dịp tiếp xúc với bà con trên đảo, trong đó có anh em nhà họ Kim - con của bà Nguyễn Thị Thơm, hộ người Khơ Me ở Phú Tân sang đảo sinh sống trên 30 năm. Người con trai thứ năm của bà Thơm là anh Kim Ngọc Tính nuôi vụ cá Bớp lồng bè đầu tiên năm 2010, sau 7 tháng anh thu hoạch vụ cá thành công với lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng, anh gom góp vốn mở rộng số bè nuôi, đến nay gia đình anh có 4 bè cá bớp, mỗi bè thả nuôi từ 200 - 250 con. Để có tiền mua thức ăn cho bầy cá (một ngày khoảng 1 – 2 triệu đồng), thời gian rảnh anh còn chạy ghe bán hàng rong cho các tàu thuyền ra vào đảo. Nhờ chịu khó làm ăn nên hiện nay gia đình anh đã trở thành một trong những hộ khá ở Hòn Chuối. Lợi nhuận thu được, anh hỗ trợ cho mấy người em của mình để đóng bè nuôi cá bớp và cũng thành công như anh.

Theo anh Tính cho biết: Hiện nay trên đảo có khoảng 25 hộ nuôi cá bớp với số bè chừng 40 cái. Cá bớp là loại cá nuôi được quanh năm ở Hòn Chuối, kỹ thuật nuôi đơn giản, cá ít bị bệnh, thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp, cá ba thú loại nhỏ… Nguồn thức ăn này mua từ các tàu khai thác bán quanh năm ở đây. Nguồn cá bớp giống thì mua lại của các ghe cào đánh bắt ở biển bán lại, giá từ 70-80 ngàn đồng/con, với trọng lượng cá bớp giống khoảng 0,4 – 0,5 kg. Do nguồn vốn có hạn nên phần đông mỗi hộ ở đây chỉ nuôi một bè cá. Để đầu tư một bè nuôi cá với diện tích rộng 16 m2, quy mô khoảng 250 con, chi phí khoảng 20 triệu tiền đóng bè, 25 triệu tiền giống, tiền thức ăn cho cá trong 7 – 8 tháng bình quân khoảng 70 – 80 triệu đồng. Cá bớp tăng trọng rất nhanh, từ 7 – 8 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng từ 8-9kg, giá cá thương phẩm tùy thời điểm nhưng dao động từ 90.000-110.000 đồng/kg. Với giá này, nếu lồng nuôi không bị rách, cá ít bị hao hụt thì lợi nhuận mỗi bè khoảng 50 triệu đồng/vụ”.

Nuôi cá Bớp lồng bè mới phát triển và thành công bước đầu tại Hòn Chuối. Với loại hình nuôi mới này đã giúp người dân Hòn Chuối phát triển cuộc sống và góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế nghề nuôi trồng thủy sản tại vùng biển đảo Cà Mau. Tuy nhiên, việc nuôi cá bớp lồng bè ở đảo Hòn Chuối còn nhỏ lẻ, nhiều hộ dân còn thiếu vốn để mở rộng quy mô. Theo anh Tính cho biết, năm 2013 ở đây đã tập hợp những người cùng nuôi cá bớp thành lập Hợp tác xã nuôi cá bớp lồng bè, nhằm hợp tác hỗ trợ về con giống, kỹ thuật. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được cơ quan Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn vốn, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm… nên việc mở rộng quy mô để phát triển mạnh nghề nuôi cá bớp lồng bè tại đây cũng còn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Qua tiếp xúc với các hộ dân nuôi cá Bớp lồng bè tại Hòn Chuối, Ông Tô Quốc Nam – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau bày tỏ sự quan tâm đến nghề nuôi trồng thủy sản ven đảo của bà con ở đây. Để phát triển mở rộng nghề nuôi cá bớp lồng bè ở đảo Hòn Chuối, hướng tới Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp cùng Liên minh Hợp tác xã tỉnh củng cố lại Hợp tác xã nuôi cá bớp lồng bè ở Hòn Chuối để tạo điều kiện cho các hộ nuôi tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng để bổ sung vốn đầu tư, cập nhật thông tin về giá cả, thị trường nhằm chủ động trong việc tiêu thụ cá Bớp sau thu hoạch… Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản đến đảo để hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho bà con nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nghề nuôi cá bớp lồng bè ở đây, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá.

Nếu được sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản, thời gian không xa nghề nuôi cá bớp lồng bè ở đảo Hòn Chuối sẽ phát triển mạnh, hiệu quả cao và bền vững, không những chỉ xóa được đói, giảm được nghèo mà còn giúp người dân ở đảo vươn lên làm giàu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn; đồng thời góp phần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của vùng biển đảo Cà Mau. Đây chính là một điểm sáng kinh tế ở vùng biển đảo xa xôi của Cà Mau cần được quan tâm phát triển./.

Sở NN&PTNT Cà Mau, 05/05/2014
Đăng ngày 05/05/2014
Thanh Hiền
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 17:42 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 17:42 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 17:42 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:42 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 17:42 23/12/2024
Some text some message..