Cà Mau thiệt hại trên 1.400 tỷ đồng do biến đổi khí hậu

Năm 2016, Cà Mau phải gánh chịu hậu quả nặng nề do tác động của thiên tai, với tổng mức thiệt hại 1.427 tỷ đồng, trong đó hạn hán và xâm nhập mặn đã gây thiệt hại 1.412 tỷ đồng.

dải bờ biển
Cả một dải bờ biển khu vực huyện U Minh (Cà Mau) giáp với xã Khánh Tây, huyện An Minh (Kiên Giang) bị xói lở nghiêm trọng, đe dọa sinh mạng và tài sản của người dân. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, nắng hạn kéo dài đã gây xâm nhập mặn, làm thiệt hại 53.000 ha lúa, 158.000 ha đất nuôi trồng thủy sản; sạt lở, sụp, lún đất gây hư hỏng 112 km đường giao thông, sạt lở đất ven sông 4.746 m; hơn 12.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, thiên tai còn làm chìm 25 tàu đánh cá, chết 6 người, mất tích 5 người; tốc mái 344 nhăn nhà, sập 96 căn…

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh phải công bố tình trạng thiên tai ở mức độ 1 trên lúa và mức độ 2 trên tôm. Đồng thời, tiến hành các biện pháp tích cực nhằm giúp người dân khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống. Theo đó, đối với thiệt hại về lúa, toàn bộ những hộ dân bị thiệt hại đã được hỗ trợ với tổng số tiền là 86 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng xây mới, hỗ trợ, nâng cấp một số công trình cấp nước, bồn nhựa chứa nước, hỗ trợ giá, hỗ trợ gạo với tổng giá trị lên tới 8 tỷ đồng; đầu tư hàng chục tỷ đồng sữa chữa những tuyến đường giao thông bị hư hỏng.

Nhờ chủ động, tích cực trong công tác hỗ trợ nên các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Ông Trần Văn Thiện, một nông dân trồng lúa ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết, gia đình ông có 3 ha đất trồng lúa nhưng bị mất trắng do hạn hán, thiệt hại ước tính lên tới gần 10 triệu đồng. Nhưng nhờ chủ trương hỗ trợ của Nhà nước nên gia đình ông đã giảm thiệt hại. Theo ông Thiện, với sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, nông dân rất phấn khởi, an tâm tập trung sản xuất cho vụ mùa tới.

Mặc dù vậy, đối với những hộ bị thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản, sau khi thẩm định điều kiện để hỗ trợ khôi phục sản xuất theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, toàn bộ các hộ dân nuôi trồng thủy sản đều không đủ điều kiện để thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Nguyên nhân do không thực hiện kê khai sản xuất ban đầu.

Nhằm khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương đang hướng dẫn cách thức làm thủ tục ban đầu cho người dân thực hiện đúng theo văn bản của Bộ Tài chính để được hỗ trợ nếu bị thiệt hại trong vụ mùa sản xuất tới.

Báo Tin Tức, 13/12/2016
Đăng ngày 13/12/2016
Trần Thành Nên (TTXVN)
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:07 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 09:07 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 09:07 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:07 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 09:07 19/12/2024
Some text some message..