Cá tra nhiễm kháng sinh XK qua Mỹ: quy định về lô hàng tiếp theo

Các lô hàng cá da trơn thuộc bộ Siluriformes, trong đó, có cá tra Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, khi bị quốc gia này cảnh báo nhiễm hóa chất, kháng sinh, thì những lô hàng tiếp theo phải được công nhận “độc lập” với lô hàng bị cảnh báo trước đó và “đạt yêu cầu” mới được phép thông quan.

quy dinh xuat khau ca tra
Mỹ quy định ra sao nếu phát hiện lô hàng cá bộ Siluriformes bị cảnh báo hóa chất kháng sinh cấm? Trong ảnh là nhân công chế biến cá tra tại một doanh nghiệp ở Tiền Giang. Ảnh: Trung Chánh

Đó là nội dung quan trọng được nêu trong văn bản số 1506/ QLCL- CL1 về việc “Mỹ công bố quy trình xác định sự độc lập của lô hàng cá bộ Siluriformes với lô hàng bị cảnh báo hóa chất kháng sinh” do ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ký ban hành hôm nay, 21-7.

Theo văn bản nêu trên, trong thời gian chuyển tiếp 18 tháng nằm trong chương trình thanh tra cá da trơn (từ 1-3-2016 đến 31-8-2017), khi phát hiện các lô hàng cá bộ Siluriformes, trong đó có cá tra Việt Nam, nhập khẩu vào Mỹ có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu về hóa chất, kháng sinh, thì cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp kết quả phân tích chỉ tiêu hóa chất kháng sinh vi phạm được phân tích bởi phòng kiểm nghiệm độc lập đối với các lô hàng tiếp theo và giải trình sự độc lập của các lô hàng tiếp theo so với lô hàng đã bị cảnh báo hóa chất kháng sinh trước đó.

Song song đó, FSIS sẽ thông báo và yêu cầu cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu (Việt Nam) cung cấp các thông tin về hoạt động điều tra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục được doanh nghiệp thực hiện.

FSIS sẽ sử dụng các tiêu chí đánh giá, sơ đồ xác định sự độc lập và kết quả phân tích của phòng kiểm nghiệm độc lập để đánh giá sự độc lập của các lô hàng tiếp theo so với lô hàng bị cảnh báo hóa chất kháng sinh trước đó. Và, chỉ những lô hàng có kết quả kiểm tra “đạt yêu cầu” và được FSIS công nhận là “độc lập” mới được phép thông quan.

Theo đó, những chỉ tiêu được FSIS sử dụng để đánh giá sự độc lập gồm cá có nguồn gốc từ cơ sở cung cấp hoặc ao nuôi khác so với cơ sở cung cấp hoặc ao bị cảnh báo trước đó, cơ sở chế biến không trộn lẫn nguyên liệu khác nhau trong quá trình chế biến. Nhà nhập khẩu thực hiện việc điều tra và khẳng định không có các nhân tố chung với lô hàng bị cảnh báo; nếu nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo được xác định tại công đoạn nuôi, nhà nhập khẩu cần cung cấp hồ sơ cho thấy việc sử dụng thuốc thú y hoặc yếu tố môi trường tại cơ sở vi phạm sẽ không ảnh hưởng đến các lô hàng tiếp theo; nếu nguyên nhân được xác định tại công đoạn sau thu hoạch, nhà nhập khẩu cần cung cấp hồ sơ chứng minh công đoạn cụ thể dẫn đến lô hàng bị cảnh báo sẽ không ảnh hưởng đến các lô hàng tiếp theo.

“Trong trường hợp cơ quan thẩm quyền Trung ương (của) nước xuất khẩu đã gửi đủ hồ sơ chứng minh được biện pháp khắc phục đang thực hiện của cơ sở là phù hợp và cam kết về sự độc lập của các lô hàng thì không cần thực hiện các bước nêu trên”, văn bản của Nafiqad nêu rõ.

Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, tính đến nay đã có ít nhất hai doanh nghiệp xuất khẩu cá thuộc bộ Siluriformes của Việt Nam bị Mỹ cảnh báo do nhiễm hóa chất kháng sinh cấm, gồm Công ty TNHH Tân Thành Lợi và Công ty cổ phần Nam Sông Hậu.

Trước tình hình trên, Nafiqad yêu cầu những đơn vị có lô hàng bị cảnh báo cần chủ động và phối hợp trao đổi với nhà nhập khẩu để cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho FSIS để chứng minh các lô hàng bị giữ tại cảng đến độc lập với các lô hàng đã bị cảnh báo.

TBKTSG Online, 22/07/2016
Đăng ngày 23/07/2016
Trung Chánh
Kinh tế

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 15/03/2025

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 1 năm 2025

Trong tháng 1 năm 2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều biến động, khi kim ngạch chỉ đạt hơn 66 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ
• 11:03 11/03/2025

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:00 07/03/2025

Cà Mau: Giữ vững vị thế dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu tôm

Cà Mau, tỉnh cực Nam của Việt Nam, từ lâu đã nổi tiếng là "thủ phủ tôm" của cả nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích nuôi trồng rộng lớn và sự đầu tư mạnh mẽ vào khoa học - công nghệ, Cà Mau không chỉ duy trì mà còn củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành sản xuất và xuất khẩu tôm.

Tôm thẻ
• 09:46 07/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 02:53 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 02:53 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 02:53 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 02:53 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 02:53 17/03/2025
Some text some message..