Các chi phí cần dự tính cho một vụ nuôi

Để chuẩn bị hoàn thiện các công việc cho một vụ nuôi mới bắt đầu, ngoài chi phí xây dựng và cải tạo ao, còn có các chi phí mua sắm thiết bị, con giống, thức ăn, tiền điện, nhân công ,... cũng nhiều khoản không kém. Vậy hôm nay chúng ta cùng điểm qua một số chi phí cố định và không cố định sau đây cho bà con tham khảo nhé.

Ao nuôi
Nhiều chi phí xây dựng và cải tạo ao, còn có các chi phí mua sắm thiết bị, con giống, thức ăn, tiền điện, nhân công

Chi phí ở giai đoạn xây dựng ao nuôi

Đầu tiên, phải nói đến chi phí đầu tư cho một ao nuôi hoàn chỉnh. Sẽ có hai dạng ao nuôi phổ biến hiện nay là sử dụng ao đất và ao bạt. Từ đó, ao đất và ao bạt sẽ được cải tiến theo nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với khu vực nuôi như ao đất lót bạt bờ, ao đất lót lưới, ao bạt lót tất cả, ao nổi,...

Mỗi hình thức xây dựng ao sẽ khác nhau hoàn toàn về chi phí vì bởi các nguyên liệu làm khác nhau. Vì vậy dựa vào tình trạng ao và khả năng kinh tế mà người nuôi lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Không phải tất cả giá bạt lót hồ ao tôm đều giống nhau vì tùy theo kích thước và chất liệu của từng loại bạt nuôi tôm mà chúng ta sẽ có những báo giá khác nhau. Ví dụ như bạt HDPE được chế tạo từ những hạt nhựa nguyên sinh và có hàm lượng cacbon đen. Do đó, có cường độ chịu kéo cao và độ giãn dài rất lớn sẽ có giá khác hẳn so với những bảng giá thông thường khác (khoảng 50.000đ/m2).

Xây dựng ao nuôiXây dựng ao nuôi là chi phí đầu tiên. Ảnh: baoninhbinh.org.vn

Ngoài ra, chi phí đầu tư nuôi tôm lót bạt và các loại thủy sản luôn biến động theo tình hình thị trường. Nhu cầu sử dụng của người nuôi tôm theo từng mùa vụ dẫn đến sự thay đổi về bảng giá. Đồng thời, chi phí lót bạt ao tôm cao hay thấp còn phụ thuộc vào đơn vị cung cấp tấm lót hồ nuôi tôm có nhận thi công tấm lót hồ nuôi tôm cho khách hàng hay không. Thông thường giá bán bạt lót ao tôm khoảng vài chục đến hơn trăm nghìn/m2 tùy từng loại bạt.

Chi phí đầu tư trang thiết bị

Ở ao nuôi tôm cần có các thiết bị như quạt nước, máy oxy, máy cho tôm ăn, máy đo, phao,....

Các thiết bị này cần được đầu tư cho vụ nuôi đầu tiên. Ở những vụ nuôi tiếp theo bà con có thể tái sử dụng lại nếu thiết bị không bị hư. Chi phí cho từng trang thiết bị dao động từ vài trăm ngàn cho đến vài triệu cho 1 thiết bị.

Đối với các thiết bị điện còn phụ thuộc vào tính cải tiến của nó mà giá cao hơn so với dự tính.

Chi phí thuê nhân công

Tại một ao nuôi, số lượng nhân công trông coi ao và cho tôm ăn tối thiểu 1 người. Chi phí thuê người này còn phụ thuộc vào thu nhập trung bình tập khu vực đó hoặc do chủ ao quyết định.

Ngoài ra, trong một số trường hợp còn cần phải thuê nhân công làm các công việc khác như nạo vét đáy ao, trải bạt, lưới, vệ sinh khu vực ao nuôi,...

Chi phí con giống

Đối với đầu một vụ nuôi, bà con sẽ lựa chọn nguồn cung cấp con giống uy tín chất lượng cao để phục vụ cho vụ mới. Tại đây, tùy vào thời điểm và cơ sở sản xuất, loại con giống, số lượng thả trên một ao mà chi phí con giống sẽ rơi vào khoãng 10 đến 15 triệu đồng.

Tôm thẻChi phí thức ăn chiếm hơn một nửa. Ảnh: kinhnghiemnuoitom.com

Chi phí thức ăn và thuốc men

Để có thể nuôi tôm phát triển nhanh chóng, nguồn thức ăn cung cấp hằng ngày càng đáp ứng đủ các nhu cầu của tôm. Ngoài ra còn phải lựa chọn phù hợp với kích cỡ tôm, loài tôm. Vì vậy, có rất nhiều nhà cung cấp thức ăn được ra đời.

Bà con cần phải cân nhắc lựa chọn loại thức ăn có độ đạm phù hợp, chi phí vừa phải mà lại đem đến năng suất tốt. Chi phí cho khoản chi này sẽ từ 100 – 250 triệu cho một vụ nuôi.

Giá thức ăn cho tôm thẻ chân trắng hiện nay dao động từ 30 đến 45.000 đồng cho 1 kilogram.

Trong quá trình nuôi, tôm sẽ phát sinh nhiều vấn đề hoặc nguồn nước gặp trở ngại. Vì vậy việc sử dụng thuốc men là không thể tránh khỏi khi nuôi tôm. Tôm cần cung cấp khoáng chất, vitamin,... môi trường nước cần độ pH, kiềm, tảo lợi, vi sinh,... để phục vụ quá trình sinh trưởng. Chi phí thuốc men sẽ từ 10 – 25 triệu đồng.

Nhìn chung, để có một vụ nuôi hoàn mỹ thì các chi phí sản xuất luôn tồn tại. Nếu người nuôi biết cân nhắc và kiểm soát các chi phí thì lợi nhuận sẽ tăng hơn. Việc ghi chép sổ sách là rất cần thiết để sau khi kết thúc vụ tìm ra được tiền lời chính xác nhất.

Đăng ngày 05/06/2024
PDT @pdt
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Tối ưu hóa sản xuất tôm: Khả năng giảm lượng thức ăn trong hệ thống Symbiotic

Chi phí thức ăn là khoản chi lớn nhất đối với người nuôi tôm. Giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong khi vẫn duy trì hiệu suất tăng trưởng tối ưu là một bài toán mà cả ngành tôm thế giới theo đuổi.

Tôm thẻ
• 09:00 21/09/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 14:19 20/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 10:17 20/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 11:12 17/09/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 01:40 23/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 01:40 23/09/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 01:40 23/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 01:40 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 01:40 23/09/2024
Some text some message..