Cải thiện di truyền trên cá bằng gen tổng hợp Glucocorticoid

Các phân tích chuyên sâu cho thấy khi ứng dụng di truyền phân tử vào hoạt động cải thiện con giống giúp cho cá tăng cường hệ thống miễn dịch mạnh mẽ ngay từ khi trứng vừa nở. Giúp chất lượng cá bột được cải thiện đáng kể.

Cải thiện di truyền trên cá bằng gen tổng hợp Glucocorticoid
Ảnh minh họa: pentruanimale

Phản ứng miễn dịch bẩm sinh đóng một vai trò then chốt trong việc kích hoạt các cơ chế phòng thủ của vật chủ và xác định bản chất của đáp ứng miễn dịch thích nghi. Các thành phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh được chia thành: vật lý (lớp chất nhầy, hoạt động như một hàng rào vật lý và hóa học); tế bào (tế bào thực bào như bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân / đại thực bào); và các yếu tố miễn dịch khác (dựa trên các đặc tính nhận dạng đối tượng hoặc các chức năng tác động). Các báo cáo trước đây cho thấy sự biểu hiện của các thành phần liên quan đến kháng khuẩn tại thời điểm trứng nở và các tuần tiếp theo của cá bột, chỉ ra rằng các phân tử này đóng một chức năng điều chỉnh và hiệu ứng để vật chủ chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường có thể gặp phải trong giai đoạn phát triển của ấu trùng khi khả năng miễn dịch của cá chưa hoàn chỉnh. 

Động vật có xương sống dưới kích thích căng thẳng sẽ khởi động một phản ứng căng thẳng nội tiết. Phản ứng này bao gồm một phản ứng adrenaline ngay lập tức giúp chuẩn bị cho phản ứng "chiến đấu" bằng cách tăng mức đường huyết và kích hoạt phản ứng car-diovascular. Ngoài ra, glucocorticoid (đặc biệt là cortisol hoặc corticosterone tùy thuộc vào loài) sẽ được giải phóng thông qua tuyến yên - thượng thận (HPI) ở cá hoặc trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận ở các động vật có xương sống khác. Những glucocorticoid huyết tương này thường được sử dụng làm chất đánh dấu sinh học cho stress. 

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để nghiên cứu về sự tương tác miễn dịch trong cá, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tập trung vào đặc tính phản ứng miễn dịch và tổng hợp glucocorticoid bằng cách sử dụng tương tác giữa vật chủ và con đường trên giai đoạn ấu trùng. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự tổng hợp glucocorticoid và điều chế các gen liên quan đến miễn dịch bẩm sinh trong ấu trùng cá chẽm (Dicentrarchus labrax) được thử nghiệm với vi khuẩn Vibrio anguillarum

Điều chế gen tổng hợp Glucocorticoid  giúp cá chống lại Vibrio anguillarum

Vì mục đích này, các nhà khoa học đã gây nhiễm thực nghiệm ấu trùng cá chẽm với 107 CFU/mL V. anguillarum chủng HI 610 vào ngày thứ 5 sau khi nở (dph) trong các nhóm cá đối chứng và nhóm cá có mang gen tổng hợp Glucocortinoid. 

 

Hai nhóm cá được sử dụng trong thí nghiệm và các lần đánh giá.

Sau khi gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn V. anguillarum, cá sẽ được theo dõi tỷ lệ tử vong từ 0h – 120h sau khi tiêm.

Kết quả tỷ lệ tử vong được theo dõi đến cuối thí nghiệm [120 giờ sau thử thách (hpc)] cho thấy tỷ lệ chết ở nhóm cá đối chứng là 93,20%, trong khi ở nhóm cá có mang gen tổng hợp Glucocortinod lại giảm xuống chỉ còn 18,31% ở 120 hpc. Việc phân tích biểu hiện và định lượng Glucocorticoid của các gen liên quan đến miễn dịch và bẩm sinh được thực hiện cho thấy có sự gia tăng cortisol, cortisone và 20β-dihydrocortisone ở nhóm cá xử lý. Mặt khác, sự biểu hiện của lysozyme, transferrin củng tăng lên ở nhóm cá có mang gen tổng hợp Glucocortinoid, đây là các protein tham gia hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cá rất quan trọng. 

Do đó, sự gia tăng các dấu hiệu kết hợp với tổng hợp glucocorticoid cùng với sự gia tăng các gen liên quan đến phản ứng chống viêm cho thấy rằng ở ấu trùng cá chẽm bị nhiễm V. anguillarum đã diễn ra một đáp ứng viêm ở mức độ hệ thống, sau đó dẫn đến sự tham gia của các cơ chế sinh lý khác để chống lại tác nhân gây bệnh. 

Nghiên cứu trên là nhân tố mới giúp các nhà khoa học có những bước đi mới trong vấn đề cải thiện di truyền các đối tượng nuôi trồng thủy sản.


Đăng ngày 11/05/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 00:15 20/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 00:15 20/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 00:15 20/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 00:15 20/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 00:15 20/01/2025
Some text some message..