Cần bảo tồn loài cá có nguy cơ tuyệt chủng tại Phú Quốc

Cá ngựa đen có tên khoa học Hippocampus kuda là một trong 3 loài cá ngựa có tên trong danh sách các loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn (EN- Endangered) ở Việt Nam. Cần được phục hồi, bảo vệ và phát triển.

cá ngựa đen
Cá ngựa đen sống chủ yếu trong các rạn san hô và cửa sông cạn. Chúng sử dụng đuôi để neo mình vào nhánh san hô. Ảnh Undersea world

Đặc điểm nhận dạng cá ngựa đen

Cá ngựa đen khác biệt với các loài cá ngựa khác bao gồm các đặc điểm thân cá nhẫn, gai bên má đơn không móc, chùm gai đỉnh đầu thấp, thân phình to.

cá ngựa đen
Phân biệt giới tính cá ngựa đen dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài. Nguồn discover.hubpages.com

Cá ngựa đen thường có màu đen đặc trưng với các chấm nhỏ li ti. Ngoài ra, chúng có màu vàng, màu nâu đỏ nhạt, hoặc màu kem tùy thuộc vào môi trường sống và giới tính. Sự biến đổi màu sắc này giúp cá ngựa đen dễ dàng thích nghi với môi trường sống nhằm tránh kẻ thù hoặc để bắt mồi.
Cá ngựa đen là loài có giá trị và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nên hiện nay đối tượng này còn được nhận dạng thông qua DNA mã vạch. Ngoài ra, việc này còn rất có ý nghĩa kể từ tháng 05/2004 cá ngựa đen được thêm vào phụ lục II Công ước buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Điều này có nghĩa là việc buôn bán phải được kiểm soát trong để tránh việc sử dụng không tương thích với sự tồn tại của chúng.

Hiện trạng cá ngựa đen ở Phú Quốc

Cá ngựa đen là một trong 3 loài cá ngựa phổ biến ở Phú Quốc cùng với cá ngựa gai và cá ngựa chấm, loài cá đặc hữu có giá trị kinh tế cao. Khu vực khai thác cá ngựa đen Phú Quốc chủ yếu ở Hàm Ninh, Bãi Thơm, Gành Dầu, An Thới. 
Từ khi ngành du lịch Phú Quốc phát triển đã gián tiếp làm môi trường sống cá ngựa đen bị ảnh hưởng, đồng thời nhu cầu tiêu dùng nhiều nên việc săn bắt cá ngựa đen tăng lên và chúng trở nên quý hiếm. Ngoài việc khai thác cá ngựa đen phơi khô thì cá ngựa còn dùng để chế biến món ăn mang giá trị dinh dưỡng cao như cháo cá ngựa, cá ngựa kho củ súng, cá ngựa chiên giòn hay bán để làm kiểng. Cá ngựa đen nói riêng và cá ngựa nói chung được xem là một phần đặc trưng của Phú Quốc. Nó như một loại đặc sản một thứ mà khi khách du lịch đến đều muốn mua mang về. 
Với việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng du lịch của Phú Quốc hiện nay, thì loài cá ngựa đen ngày càng đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Nước thải, rác thải, du lịch lặn biển, sự chết của các rạn san hô, nguồn thức ăn tự nhiên hạn chế, các yếu tố này đã làm mất đi hệ sinh thái tự nhiên của cá ngựa đen, góp phần đẩy nhanh suy giảm quần thể cá ngựa đen ở Phú Quốc. 
 cá ngựa đen
 Cá ngựa đen (Hippocampus kuda) từ lâu đã được dân gian dùng làm thuốc chữa bệnh. Ảnh abyssaquatics.co.uk

Biện pháp bảo tồn

Mặt dù cá ngựa đen được đánh giá là loài phân bố nhiều nhất ở Phú Quốc, Kiên Giang. Nhưng năm 2011, cá ngựa đen có tên trong danh sách các loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn (EN). Cụ thể, sự suy giảm số lượng quần thể trong 10 năm lớn hơn 50%, tỉ lệ khu vực phân bố trên nơi cư trú (km2) là <5000/500, số cá thể trong quần thể nhỏ hơn 2500 cá thể. 
Gần đây địa phương đã có những biện pháp bảo tồn loài cá ngựa đen Phú Quốc quý hiếm này. Tỉnh đã phê duyệt đề án đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có nhiệm vụ bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cá ngựa đen tại Kiên Giang. Ngoài ra, trong năm trường Đại học Kiên Giang cùng Vườn Quốc gia Phú Quốc tiến hành thả cá ngựa về lại tự nhiên tại vùng thảm cỏ biển thuộc Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tuyên truyền nhận thức về việc bảo tồn, khai thác đối tượng cá ngựa đen nói riêng và các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nói chung. 
Cùng với việc sản xuất giống thành công và nuôi tăng trưởng cá ngựa đen ở thế hệ F1 sẽ tạo tiền đề cho việc nuôi thương phẩm cá ngựa đen Phú Quốc ở thế hệ F2. Điều này đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và góp phần hạn chế bắt cá từ tự nhiên. Giải đáp được bài toán phục hồi, bảo vệ và phát triển cá ngựa đen Phú Quốc  
Đăng ngày 10/12/2021
Hồng Huyền @hong-huyen
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 03:05 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 03:05 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 03:05 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 03:05 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 03:05 28/12/2024
Some text some message..