Cần Thơ: Nuôi ghép cá thác lác với sặc rằn

Mô hình nuôi ghép cá thác lác cườm với cá sặc rằn của anh Phan Hữu Trí, ấp Đông Mỹ, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ mỗi năm thu nhập hơn 500 triệu đồng trên 1.500m2 mặt nước.

nuoi ca thac lac
Ảnh minh họa.

Việc nuôi kết hợp này được anh thực hiện 4 năm nay, mỗi lần thu hoạch đều thắng lợi mỹ mãn. Hơn thế, mỗi năm anh còn rút tỉa kinh nghiệm trong khâu nuôi và chăm sóc cá để áp dụng vụ sau hoàn thiện, thắng hơn vụ trước. Với diện tích 1,5 công (1.500m2), năm nay anh thả 10.000 con giống thác lác cườm và 300kg cá sặc rằn (cỡ 500 con/kg) và cho thả nuôi cùng một thời để 2 loài này không ăn lẫn nhau.

Theo anh, nuôi cá sặc rằn và thác lác chung với nhau cùng một thời điểm có nhiều thuận lợi: cá được thu hoạch cùng thời gian sau 8 tháng thả nuôi; ăn cùng một loại mồi là cá bổi (vụn, nhỏ) xay nhuyễn trộn thêm tấm cám.

Anh Trí khẳng định, mô hình nuôi này tỉ lệ hao hụt rất thấp, đạt 98%. Do đã quen nuoô 2 loại kết hợp nên vụ nào anh Trí cũng thu hoạch được khoảng 7 tấn thác lác và 3,5 tấn sặc rằn.

Anh chia sẻ: “Kinh nghiệm nuôi nhiều năm, tôi nhận thấy ao nuôi tốt nhất phải đào sâu 2,5m, mực nước thả nuôi lý tưởng trong ao từ 1,5-1,7m. Trước khi thả giống, phải diệt hết cá tạp trong ao, đưa nước sạch vào. Cá giống mang về tốt nhất nên thả nuôi trong vèo lưới để sẵn trong ao. Nuôi một thời gian, chọn những cá khoẻ bằng kích cỡ thả ra môi trường ao; cá yếu, con nhỏ giữ lại nuôi tiếp trong vèo, vì nơi đây có nguồn thức ăn dồi dào giúp cá nhanh lớn hơn.

Khi nhóm cá giống này đủ khoẻ và phát triển đúng cỡ, lúc đó mới bắt thả ra ao. Để tránh hao hụt cá nuôi với hai loại thác lác và sặc rằn, cần kiểm soát chặt khâu cá giống đầu vào. Có vậy sẽ giúp giảm tỉ lẹ hao hụt trong lúc nuôi và cá tăng trưởng tốt cho năng suất cao. Còn việc mua con giống ở các cơ sở, cần chọn những đàn cá nhìn con nào cũng bóng, khoẻ, lại có khả năng ăn mạnh là yên tâm”.

Về lịch thả giống, anh cho biết, thông thường thả cả vào tháng 4 đến Tết hoặc ra Giêng bắt bán, như vậy sẽ có giá cao; nếu thả nuôi trễ hoặc sớm hơn, khi bán cá có thể trùng với các loài cá khác giá bán sẽ không được cao.

Nuôi 2 loại cá này còn khoẻ ở khâu chăm sóc, một ngày cho ăn 2 cữ, sáng và chiều; thức ăn cho đàn cá của anh chủ yếu là cá tươi sống xay nhuyễn. Thức ăn này giúp cá mau lớn nhờ có nhiều đạm. Mô hình nuôi cá của anh Trí không dùng thức ăn công nghiệp làm nguồn thức ăn chính vì anh cho rằng, nếu dùng nhiều thức ăn này cá dễ bị bệnh, môi trường nước mau dơ.

Anh nuôi bằng thức ăn cá mồi, khoảng 200 kg/ngày, ao nuôi 1 tháng mới thay nước 1 lần. Mặt khác, 2 loại cá sống trong ao ăn hết thức ăn, không để lại dư thừa làm cho môi trường nước không bị bẩn mà luôn trong sạch.

Không sợ về đầu ra cho cá vì đến ngày thu hoạch, thương lái vào tận nhà thu mua. Cái lợi nữa là thương lái rất thích mua hai loại cá này, bởi khi mua họ không sợ hao hụt do khi bắt lên khỏi anh là cho vào thùng đông lạnh ngay để đưa về cơ sở nạo thác lác lấy thịt hoặc phơi sặc rằn làm khô. Cá thác lác nuôi 8 tháng đạt 2 con/kg, còn sặc rằn 6 con/kg.

Với kinh nghiệm của mình, anh Trí còn nhân giống thành công cá sặc rằn. Chỉ 20 cặp cá bố mẹ, vụ thả nuôi nào gia đình anh cũng tự sản xuất cung ứng, không cần mua giống nên lợi còn được nhân lên.

NNVN
Đăng ngày 16/11/2012
Nuôi trồng

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm giống
• 10:09 11/11/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng hướng đi phát triển bền vững nghề nuôi cá

Ngày 08.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè trên hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 100 m3 lồng nuôi.

Nuôi cá lồng
• 09:29 11/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 02:46 13/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 02:46 13/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 02:46 13/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 02:46 13/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 02:46 13/11/2024
Some text some message..