Cẩn trọng lựa chọn thực phẩm sau tết

Những ngày sau tết, an toàn thực phẩm vẫn được mọi người quan tâm, bởi lượng hàng tồn dư trước tết được một số người mang đi tiêu thụ. Vì vậy, khi chọn mua thực phẩm, các bà nội trợ cần thận trọng để bảo đảm sức khỏe cho gia đình.

Thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sau dịp tết

Sau tết, mọi người quay trở lại công tác, làm việc nên nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trở lại bình thường. Theo ghi nhận, sau kỳ nghỉ tết, lượng hàng hóa tại các chợ, siêu thị khá phong phú, dồi dào, giá cả nhiều loại thực phẩm tươi sống, rau xanh, trái cây vẫn ở mức cao.

Bà Lê Thị Liễu - tiểu thương bán rau, củ, quả tại chợ phường 1, TP.Tân An, tỉnh Long An cho biết: "Những ngày tết, hầu như nhà nào cũng sử dụng thịt, cá rất nhiều nên sau tết thường có xu hướng mua rau cải nhiều hơn để cân bằng thực đơn bữa cơm hàng ngày. Với các loại rau, quả, thường ẩn chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu nên người tiêu dùng cần ngâm trong nước sạch, nước đá, nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước. Các bà nội trợ cũng cần lưu ý, khi chế biến thức ăn, nên dự tính lượng thức ăn vừa đủ để không phải hâm đi, hâm lại thức ăn nhiều lần làm giảm chất lượng và không bảo đảm an toàn thực phẩm những ngày sau tết".


Để đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm thì người mua cần thận trọng trong việc lựa chọn

Chị Nguyễn Thị Tuyết, ngụ khu phố Bình Yên Đông 2, phường 4, TP.Tân An, chia sẻ: "Hiện nay, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể chứa hóa chất quá hàm lượng cho phép hoặc không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Thực phẩm bẩn gây hại cho sức khỏe và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, mỗi người cần quan tâm đến sức khỏe của mình bằng việc cẩn thận trong chọn mua thực phẩm vì chúng ta không thể phân biệt đâu là thực phẩm sạch".

Còn chị Trần Thị Cẩm Vân, ngụ xã Lợi Bình Nhơn, TP.Tân An, nói: "Sau tết thường là mùa lễ hội nên các dịch vụ kinh doanh ăn theo rất nhiều. Dù năm nay ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, các lễ hội tạm ngưng hết nhưng số hàng quán vẫn khai trương khá nhiều, có rất nhiều hộ kinh doanh thực phẩm. Để bảo đảm sức khỏe cho mình, tôi nghĩ, mọi người khi ra ngoài không nên sử dụng thực phẩm ở những hàng quán tạm bợ, không có tủ kính, người chế biến thực phẩm không đeo găng tay. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm trước hết phải đến từ chính bản thân mỗi người tiêu dùng. Người dân nếu tiếp tục sử dụng những sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, vô tình tiếp tay cho vi phạm và chấp nhận nguy cơ bị ngộ độc cao, nhất là sau tết".


Trong tháng Giêng, mọi người vẫn còn tâm lý "ăn chơi" và đi ăn hàng quán bên ngoài nhiều hơn nấu cơm ở nhà. Nắm bắt cơ hội cả năm có một lần, nhiều hộ kinh doanh hàng ăn, quán giải khát mọc lên khá đông, bất chấp những cảnh báo nguy cơ về an toàn thực phẩm. Điều này khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát và hệ lụy là du khách gánh chịu.

Tại nhiều quán ăn không bố trí các thùng đựng rác nên thực khách cứ vô tư xả thức ăn thừa, giấy ăn xuống nền đất, nền gạch nhìn rất mất vệ sinh. Nhiều hàng quán chỉ dùng một thau nước cho việc rửa hàng trăm chiếc tô, chén, dĩa, đũa, muỗng cùng lúc. Tại một số cửa hàng kinh doanh thực phẩm, người bán hàng không đeo găng tay khi lấy đồ ăn, vừa bốc thực phẩm sống để chế biến món ăn, vừa bốc thực phẩm chín cho khách, xong quay qua cầm tiền và thối tiền thừa cho khách,... có rất nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại nhiều hàng quán, thức ăn, đồ uống vẫn được bày bán dọc các lối đi, môi trường chung quanh thường xuyên bị nhiễm bụi, nắng, mưa sẽ dễ làm cho thức ăn, đồ uống bị nhiễm bẩn, ôi thiu, ẩm mốc, biến chất,... Ðây là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

“Với mục tiêu không để xảy ra vấn đề nghiêm trọng về an toàn về sinh thực phẩm, các đoàn kiểm tra liên ngành ở các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố. Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh tiếp tục kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm sau tết. Trong đó, chú trọng kiểm soát những đầu mối sản xuất, nhập khẩu, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, các cơ sở giết mổ, vận chuyển thực phẩm; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng,...” - một thành viên trong Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm của tỉnh thông tin.

Báo Long An
Đăng ngày 19/02/2021
Song Hồng
Ẩm thực

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:24 22/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 21:59 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 21:59 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 21:59 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 21:59 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 21:59 16/02/2025
Some text some message..