Canh bạc nuôi tôm: Tỷ phú hay tỷ nợ?

Sau mỗi vụ thu hoạch tôm, nhiều tỷ phú nuôi tôm ở các làng biển xuất hiện. Nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau những vụ tôm "siêu lợi nhuận” ấy là những bộn bề lo toan, thậm chí có nhiều ông chủ hồ tôm trắng tay, nợ nần chồng chất, quyết phải bỏ nghề.

thu vét ao tôm
Ở vùng nuôi tôm, nhiều tỷ phú ồ ạt phất lên, những cũng nhiều người trắng tay, nợ nần. Ảnh: Tepbac.

Những vụ tôm “bạc tỷ"

Dọc bờ biển các xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) và xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy), nhiều hộ dân đã mạnh dạn cải tạo những vùng đất cát để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Đã có nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế này. 

Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Trần Quang Mão (SN 1956), ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy khi biết chúng tôi đang tìm hiểu về câu chuyện nuôi tôm của gia đình, chỉ nói ngắn gọn: “Nuôi tôm như đánh bạc với trời, vui có, buồn có, thê thảm cũng có. Ngót chục năm qua, tôi đã có những bài học xương máu từ con tôm và đến bây giờ, gia đình tôi cũng đang cầm cự với con tôm, dù thua lỗ liên tục…”.

Theo chia sẻ của ông Mão, từ chỗ là một ngư dân kiên cường, sau bao năm lăn lộn, bôn ba với biển cả, năm 2011, ông bắt đầu “đánh vật” cùng với con tôm trên những đồi cát ở làng biển Ngư Thủy Bắc. Gia đình dành dụm được một ít tiền, còn lại chủ yếu là vay ngân hàng, ông nhận đất ở thôn Tân Hải với diện tích gần 2ha để san lấp mặt bằng, đắp bờ, đào ao nuôi tôm. 

“Tất cả vốn liếng của gia đình và vay mượn được hơn 2 tỷ đồng, tôi đã đánh cược cả vào những hồ tôm này. Mấy năm đầu, lợi nhuận mỗi vụ nuôi đạt từ 200-500 triệu đồng, có năm, có vụ đạt gần cả tỷ đồng chỉ sau 6 tháng nuôi…” - ông Mão cho biết.

Cũng theo ông Mão, nhờ con tôm, mà gia đình xây được nhà cửa khang trang, tiện nghi, mua được xe ô tô, nhất là tích lũy được một nguồn vốn để tái tạo cho những vụ nuôi tôm sau…

Về làng cát Hải Ninh, hỏi nhà anh Ngô Văn Truyền (SN 1983), ông chủ của những hồ tôm có tiếng ở các xã: Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) và Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) thì ai cũng biết.

Không hẹn tôi ra những hồ tôm của mình, anh Truyền đưa tôi về ngôi nhà được xây dựng khang trang ở làng biển Hải Ninh như để minh chứng rằng anh có được cơ ngơi như thế này cũng chính nhờ con tôm, nhờ những “thương vụ bạc tỷ” mà anh đã đầu tư.

nhà lầu xe hơi
Từ nuôi tôm, nhiều hộ gia đình đã xây được nhà, sắm được xe ô tô. Ảnh: Báo Quảng Bình.

Vừa uống nước, anh Truyền chậm rãi kể cho chúng tôi về hành trình gian nan của mình khi đến với con tôm. Theo chia sẻ của Truyền, học xong lớp 9, anh rời quê vào các tỉnh miền Nam để làm ăn, lập nghiệp. Thành quả của gia đình sau bao năm làm ăn xa quê là mua được một chiếc thuyền cùng với ngư lưới cụ để đánh bắt thủy sản ven bờ. Năm 2012, sau một chuyến về quê ăn Tết, có người bà con rủ về nuôi tôm để "đổi đời" nhanh.

Sau một đêm suy nghĩ, sáng hôm sau, anh cùng vợ đón xe vào lại Vũng Tàu, bắt đầu bán toàn bộ gia sản của gia đình đã tích góp được sau bao năm bôn ba làm ăn và về quê để nuôi tôm.

Năm 2013, anh Truyền liên kết cùng vài người bạn thuê hơn 2ha đất ở làng biển Bảo Ninh đào 4 ao tôm, mỗi ao có diện tích khoảng 5.000m2 với kinh phí đầu tư gần 3 tỷ đồng để nuôi tôm. Vụ năm đó, anh Truyền trúng lớn với lãi ròng hơn 3 tỷ đồng.

“Để có được doanh thu từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm, tôi phải "đổ" xuống các hồ nuôi tôm rất nhiều tiền. Đến nay, ngoài 4 hồ nuôi tôm ở xã Bảo Ninh, gia đình đã mở rộng thêm 6 ao nuôi với diện tích hơn 1ha ở xã Hải Ninh. Khi bắt đầu nuôi tôm, tôi đã đi tham quan, khảo sát các tỉnh ở phía Bắc, phía Nam để học hỏi về cách nuôi, chăm sóc và kinh nghiệm nuôi tôm an toàn, bền vững mới có thành quả như ngày hôm nay...”, anh Truyền cho biết.

"Canh bạc với trời"…

Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc Trần Kim Trung cũng từng có thời gian “say” với con tôm và lối suy nghĩ “nuôi tôm, một vốn bốn lời”, vậy mà sau hơn 3 năm, ông buộc phải rời xa con tôm, chấp nhận cho người khác thuê ao tôm của gia đình mình.

Ông Trung chia sẻ, năm 2014, khi phong trào nuôi tôm khá sôi nổi, ông đã vay mượn và đầu tư hơn 2,5 tỷ đồng để đào 2 ao tôm có diện tích hơn 7.000m2 nuôi tôm thẻ chân trắng. Vụ đầu tiên, gia đình ông lãi gần 1 tỷ đồng. Nhưng đến vụ nuôi tôm kế tiếp, tôm bị dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi…đã "cuốn bay" của gia đình ông 500 triệu đồng.

“Nghề nuôi tôm rủi ro rất nhiều chứ không phải "dễ ăn" như lâu nay mọi người vẫn nghĩ. Có những thời điểm tôi luôn có tiền tỷ trong tay, nhưng khi đem tiền bỏ xuống những hồ tôm, mọi thứ có thể mất sạch bất cứ lúc nào. Vì vậy, sau hơn 3 năm đầu tư nuôi tôm, tôi đã lỗ hơn 1 tỷ đồng, nên bây giờ dù rất khao khát nuôi tôm, tôi vẫn không dám đầu tư…!”, ông Trung bộc bệch.

Giờ anh Ngô Văn Truyền đã là tỷ phú của làng biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh), nhưng mỗi khi nhắc đến thời gian lận đận cùng con tôm đã không khỏi “giật mình”. 

tôm chết do dịch bệnh
Nghề nuôi tôm rủi ro rất nhiều chứ không phải "dễ ăn" như lâu nay mọi người vẫn nghĩ.

Anh Truyền cho biết, năm 2014, khi nuôi tôm ở xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới), có vụ anh đã lỗ 2,2 tỷ đồng. Từ thất bại này, gia đình Truyền bắt đầu “vỡ trận”. 4 hồ tôm liên tục rơi vào cảnh “thu không đủ chi”, nợ nần chồng chất, ngân hàng đòi lãi hàng tháng, bạn bè đầu tư cùng chia tài sản, tháo chạy mỗi người mỗi nơi. Thế nhưng, anh Truyền vẫn quyết bám víu vào con tôm, vì lúc này, anh nghĩ, không còn có con đường làm ăn nào khác nữa…

“Giai đoạn này, nhiều người bảo tôi nên bỏ nghề nuôi tôm đi vì rủi ro rất lớn, nhưng được sự động viên từ gia đình, nhất là vợ tôi, hàng đêm đều thức trắng bên chiếc máy may làm thêm để chạy từng bữa ăn cho gia đình, trả lãi cho ngân hàng để cho tôi có thời gian, dành tâm huyết cho con tôm…” - anh Truyền chia sẻ.

Cũng theo anh Truyền, mấy năm trở lại đây, nhiều người dân ở làng cát Hải Ninh cũng vì con tôm mà thất bại cay đắng. Có hộ thua lỗ mỗi vụ từ 2-3 tỷ đồng, có hộ vài trăm triệu đồng/vụ, nhưng, họ cũng muốn đổi đời nhanh nên không từ bỏ các ao tôm. Cả xã Hải Ninh hiện có hơn 150 hộ nuôi tôm, thì 50% có lãi và 50% thua lỗ.

Khi chia tay chúng tôi, ông Trần Quang Mão nói rằng: “Mấy năm trở lại đây, do tình hình dịch bệnh, giá thành con tôm giảm, trong khi đó giá thức ăn và thuốc chăm sóc tôm ngày càng tăng lên. Thêm nữa, thời tiết diễn biến rất phức tạp; nhiều hộ gia đình nuôi tôm có số nợ tiền thức ăn cho tôm, nợ ngân hàng tương đối lớn, nghề nuôi tôm cũng khá bấp bênh, có buồn, có vui và như là một canh bạc đánh với trời vậy!”.

Báo Quảng Bình
Đăng ngày 28/06/2021
Ngọc Hải
Nuôi trồng

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:15 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:15 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 11:15 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 11:15 22/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 11:15 22/11/2024
Some text some message..