Cà Mau: Cần nhân rộng mô hình nuôi tôm nước tĩnh

Trước tình hình nuôi tôm quảng canh gặp nhiều khó khăn do môi trường ngày càng bị ô nhiễm, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (qcct) nước tĩnh với ưu điểm dễ làm, lợi nhuận khá đang mở ra hướng đi mới cho người dân ở Cà Mau. Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “nước tĩnh” được cho là hướng đi mới, phù hợp điều kiện Cà Mau, nhất là đối với những hộ ít đất, thiếu vốn, trình độ kỹ thuật còn kém. Mô hình này có tác động tích cực trong bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

nuoi tom nuoc tinh
Ảnh minh họa

Tổ hợp tác Nuôi tôm sú quảng canh nước tĩnh (ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau) sau hơn 10 tháng thực hiện mô hình trên đã đạt doanh thu hơn 1,1 tỷ đồng. Trừ chi phí còn lãi trên 990 triệu đồng, chỉ với diện tích khoảng 52 ha.

Qui trình nuôi tôm nước tĩnh rất phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ sản xuất của người lao động, đồng thời cũng giải quyết một số vấn đề đặt ra trong thời gian qua còn nan giải đó là:

Về môi trường: Do trong quá nuôi nước tĩnh là không xổ nước ra, mà đặt lú bắt tôm tại cửa cống và cũng đồng nghĩa không lấy nước phù sa ồ ạt vào vuông, chỉ giữ nước mật độ 50 – 70cm trên mặt đầm để thả tôm nuôi, nước bị bốc hơi hoặc rò rỉ thì bơm nước vào, khi thấy thiếu nước thì bơm nước bổ sung, giữ cho mật độ nước từ 50 - 70 cm. Thả giống lần đầu mật độ từ 2-3 con/m2 đến sau 2,5 tháng thu hoạch thưa thì mỗi tháng thả nối đuôi bằng 10 - 20% số lượng thả giống trước. Cách nuôi này không xổ nước ra gây ô nhiễm môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất sên vét “lùa” ra sông rạch cộng đồng.

Những vùng dòng chảy kém: (thuỷ lợi phục vụ cho nuôi tôm không thuận lợi) nên không đủ cung cấp và tháo nước tự nhiên, hình thức nuôi nước tĩnh sẽ giải quyết hợp lý và có hiệu quả cho vùng nuôi

Giảm lượng giống đáng kể: Với mật độ nuôi thưa sẽ tránh được ô nhiễm môi trường cũng là tránh được dịch bệnh. Mặt khác đặt lú bắt tỉa tôm có kích thước, trọng lượng bán được và bổ sung giống mới là hợp lý nhất.

Phù hợp với trình độ canh tác của người sản xuất và khả năng đồng vốn: Khâu cải tạo đất đai và quản lý của người nuôi, thiếu vốn hoặc không vốn cũng nuôi được vì có các doanh nghiệp - công ty giống đỡ đầu, cung cấp giống có chất lượng ban đầu cho người nuôi, sau khi thu hoạch mới trả vốn đầu tư giống.

Nuôi tôm nước tĩnh mang tính cộng đồng rất cao: Khi tổ chức lại sản xuất cần có sự đồng thuận, hợp tác của các hộ liền kề nhau, thống nhất và đồng loạt giữ nước, tuân thủ kỹ thuật hướng dẫn. Ngoài ra, các hộ dân yên tâm khi thị trường giá có biến động, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, điện có thiếu thì cũng không ảnh hưởng lớn đến nuôi tôm nước tĩnh.

Từ những kết quả trên có thể khẳng định: Hình thức nuôi tôm nước tĩnh (tôm sú) là phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết hiện nay ở tỉnh Cà Mau. Đối tượng tham gia nuôi đa dạng: hộ nghèo, trung bình hoặc hộ khá… có đất sản xuất là nuôi được tôm nước tĩnh. Vốn đầu tư, cải tạo ao vuông không đáng kể, kỹ thuật nuôi không phức tạp.

Fistenet, 01/02/2016
Đăng ngày 02/02/2016
Văn Thọ
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 09:43 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 10:30 16/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 09:40 16/05/2024

Độ sâu ao nuôi tôm nói lên điều gì?

Trong ao nuôi tôm, một yếu tố quan trọng thường ít được nhắc đến, nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là "độ sâu mực nước". Điều gì làm nên ý nghĩa và tầm quan trọng của độ sâu mực nước ao trong quá trình nuôi tôm? Hãy cùng nhìn sâu vào "lòng" của ao nuôi để khám phá sự ảnh hưởng mà độ sâu mực nước mang lại.

Ao nuôi tôm
• 08:00 16/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 14:22 17/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 14:22 17/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 14:22 17/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 14:22 17/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 14:22 17/05/2024