Chẩn đoán sớm bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Với những ưu điểm vượt trội, “Quy trình phát hiện vi bào tử trùng EHP gây bệnh ở tôm bằng kỹ thuật Realtime PCR” được đánh giá cao và đạt giải nhì tại Cuộc thi sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật tỉnh năm 2018 - 2019.

Chẩn đoán sớm bệnh vi bào tử trùng trên tôm
Tiến sĩ Hùng và kỹ thuật viên kiểm tra chương trình chạy thử trên máy.

Theo Tiến sĩ Vũ Khắc Hùng - Phân viện Thú y miền Trung, những năm gần đây, bệnh chậm lớn trên tôm do vi bào tử trùng là một bệnh rất phổ biến và nguy hiểm cho ngành nuôi tôm. Tác nhân gây bệnh lần đầu tiên được tìm thấy trên tôm nuôi chậm lớn tại Thái Lan và được xác định là do một loài vi bào tử trùng EHP gây ra. Tuy nhiên, do tỷ lệ chết thấp nên tác nhân gây bệnh này không được quan tâm đúng mức. Do đó, bệnh đã lây lan trên các ao đìa nuôi tôm và ngày càng trở nên phổ biến, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi tôm nói riêng và ngành Nuôi trồng thủy sản nói chung. Tôm bị nhiễm EHP không có những dấu hiệu lâm sàng điển hình hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, trên thực tế, việc chẩn đoán bệnh do EHP gây ra gặp nhiều khó khăn.

Với tình hình trên, nhóm tác giả gồm Tiến sĩ Vũ Khắc Hùng và Thạc sĩ Nguyễn Xuân Trường - Phân viện Thú y miền Trung thực hiện nghiên cứu “Quy trình phát hiện vi bào tử trùng EHP gây bệnh ở tôm bằng kỹ thuật Realtime PCR”. Đây là giải pháp được tạo ra từ kết quả đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu bệnh do vi bào tử trùng gây ra trên tôm nước lợ”. Mục đích nghiên cứu nhằm phát triển kỹ thuật Realtime PCR có tính ổn định, độ nhạy và tính cạnh tranh cao so với các quy trình chẩn đoán vi bào tử trùng EHP gây bệnh ở tôm khác. Qua 6 tháng, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành một quy trình chẩn đoán mới, có tính sáng tạo, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã cải tiến thành phần của phản ứng và chu trình nhiệt, qua đó góp phần tiết kiệm vật tư, hóa chất, tăng tính ổn định của quy trình so với các quy trình tương tự. Đồng thời, cải tiến này có thể mở rộng ứng dụng trên nhiều model thiết bị chẩn đoán, nhiều loại mẫu khác nhau; có thể áp dụng trong việc chẩn đoán sớm vi bào tử trùng EHP trên tôm từ giai đoạn ấu trùng đầu tiên Nauplius.

Đặc biệt, quy trình này không sử dụng các vật tư, thiết bị, hóa chất, điện nước cho bước điện di nên tiết kiệm chi phí; thời gian xét nghiệm ngắn hơn nên cho kết quả nhanh hơn, tăng năng suất chẩn đoán khi xét nghiệm nhiều mẫu nên có thể dự đoán sớm dịch bệnh trước khi bùng phát, hạn chế lây lan và tỷ lệ tôm chết sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường. Ngoài ra, quy trình có thể áp dụng cho các mẫu tôm, ấu trùng tôm, cá, sinh vật phù du... nghi nhiễm vi bào tử trùng do EHP tại bất kỳ phòng chẩn đoán, phòng xét nghiệm thủy sản, các phòng thử nghiệm nào khác có trang bị máy luân nhiệt realtime PCR. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chẩn đoán, phòng chống dịch bệnh. Qua đó, giúp người nuôi chủ động quyết định thời điểm thả tôm giống, thời gian thu hoạch, vận chuyển…, giảm thiệt hại về kinh tế.

Theo Tiến sĩ Hùng, hiện nay, quy trình chẩn đoán vi bào tử trùng bằng phương pháp Realtime PCR được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật. Đồng thời, đã được một số đơn vị áp dụng như: Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, Cục Thú y; Chi cục Thú y vùng II, vùng III, vùng V, vùng VI.

Tại Khánh Hòa, quy trình được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu giống và thủy sản, Trường Đại học Nha Trang áp dụng. Ông Trần Vĩ Hích - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giống và dịch bệnh thủy sản, Trường Đại học Nha Trang cho biết, khoảng năm 2017 - 2018, sau một thời gian thử nghiệm, quy trình chẩn đoán vi bào tử trùng EHP bằng phương pháp Realtime PCR cho tôm nuôi khá hiệu quả và phù hợp nên trung tâm đã sử dụng thay thế cho phương pháp mô học truyền thống. Việc áp dụng quy trình này giúp trung tâm nhanh chóng phát hiện những đàn tôm giống nhiễm EHP, góp phần đảm bảo chất lượng giống tôm khi người dân thả nuôi.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 12/09/2019
Khánh Hà
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:48 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:48 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:48 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 10:48 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 10:48 23/12/2024
Some text some message..