Chàng thanh niên Hà Tĩnh thôi lao động ở nước ngoài về quê nuôi ốc nhồi

Từ bỏ công việc lao động ở nước ngoài trở về quê, anh Đặng Công Hảo (SN 1989, thôn Tây Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã cải tạo ao, ruộng bỏ hoang để nuôi ốc nhồi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Nuôi ốc nhồi.
Ốc nhồi ngoài tự nhiên đang khan hiếm vì thế ốc nuôi đang là nguồn cung cấp chính cho người tiêu dùng.

Là người có chí hướng, không ngại khó, ngại khổ, sau khi bỏ công việc lao động ở nước ngoài để về quê, anh Đặng Công Hảo nhen nhóm ước mơ phát triển kinh tế trên chính quê hương của mình. Tình cờ, trong một lần đi du lịch ở miền Nam, anh Hảo biết đến nghề nuôi ốc nhồi (hay còn gọi là ốc bươu đen).


Từ bỏ công việc lao động ở nước ngoài, anh Đặng Công Hảo trở về quê hương nuôi ốc nhồi để phát triển kinh tế.

Mặc dù ốc nhồi thường có ở đồng ruộng, ao chum nhưng không được nuôi làm kinh tế khiến anh quyết tâm thử sức với loại vật nuôi mới này.


Anh Đặng Công Hảo khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc nhồi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nghĩ là làm, cuối năm 2016, anh Hảo bắt tay vào nuôi ốc nhồi bằng nguồn ốc có sẵn tại các ao, hồ xung quanh nhà. Ban đầu, anh Hảo thu được tín hiệu khá khả quan khi từ 5-6kg trứng ấp ban đầu nở được hơn 5 vạn ốc con. Thế nhưng, ốc lớn bằng ngón tay thì bị chết.

Không nản chí, anh Hảo lựa chọn cẩn thận những con ốc to, khỏe để đưa vào thả nuôi. Cùng với đó, anh tăng cường tìm hiểu kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi trên mạng Internet. Anh ghi chép cẩn thận lại các giai đoạn phát triển của ốc, loại thức ăn được ốc ưa thích trong quá trình nuôi…


Sau khi ốc đẻ trứng cần phải thu gom lại nhằm tránh ánh nắng mặt trời, các thiên địch

Đến cuối năm 2017, anh Hảo mới nắm bắt thành thạo được kỹ thuật xử lý ấp trứng ốc. Khi vững kiến thức, làm chủ quy trình nuôi, anh Hảo đã mạnh dạnh chuyển đổi toàn bộ 3.500 m2 ao ruộng của gia đình để nuôi ốc nhồi.

Theo anh Hảo, ốc tuy sống ở dưới bùn nhưng lại rất ưa sạch. Người nuôi cần thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng vôi, men vi sinh. "Bữa ăn” của ốc nhồi cũng cần đầy đủ, đều đặn với các loại thức ăn hoàn toàn từ tự nhiên như: lá khoai, sắn, bèo cám…

Anh Hảo chia sẻ: "Nuôi ốc không mất thời gian, mỗi ngày chỉ dành tầm 5 tiếng để chăm sóc, theo dõi nhưng người nuôi cũng cần nắm rõ kiến thức để đạt hiệu quả như mong muốn.

Ngoài những thuận lợi về nguồn ốc, thức ăn chủ động, kỹ thuật không đòi hỏi cao... thì khó khăn trong việc nuôi ốc nhồi là thời tiết. Về mùa đông, ốc nhồi “ngủ đông”, dường như không hoạt động. Lúc này, người nuôi cần dành thời gian để cải tạo ao hồ và dưỡng ốc.

Ốc nhồi thường có thời gian sinh sản bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch. Khi ốc sinh sản cần gom trứng về ấp để tỷ lệ nở cao, thời gian ấp trứng từ 5-10 ngày ốc nở 1 tổ. Ốc nhồi nuôi sau 4-5 tháng là có thể bán".


Anh Hảo tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như bèo cám, lá khoai, sắn... để nuôi ốc nhồi.

Đến nay, anh Đặng Công Hảo bán ra 2-3 tấn ốc/năm với giá 80.000 đồng/kg, đồng thời cung cấp ốc giống và hỗ trợ kỹ thuật cho bà con hơn 1 triệu con giống/năm với thu nhập hơn 300 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí, mỗi năm anh Hảo cũng “bỏ túi” vài trăm triệu đồng tiền lãi.

Thông qua các hội nhóm, fanpage trên mạng xã hội facebook, anh Hảo đã kết nối với thị trường tiêu thụ ốc nhồi trong và ngoài tỉnh. Ốc giống do anh Hảo sản xuất được thị trường đánh giá chất lượng, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Hiện trong ao nuôi của anh còn khoảng hơn 3 tạ ốc bố mẹ phục vụ sản xuất con giống trong năm tới. Vì vậy, dự định sắp tới của anh là mở rộng diện tích, tìm kiếm những hộ trong thôn, xã có ao hồ rộng để hợp tác liên kết phát triển nuôi ốc nhồi.


Anh Hảo thường xuyên vệ sinh nguồn nước sạch bằng vôi, men vi sinh để tạo môi trường sống sạch sẽ cho ốc sinh trưởng, phát triển.

Anh Đặng Công Hảo tích cực chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, cung cấp con giống và bao tiêu cho nhiều hộ nông dân và ĐVTN trong và ngoài xã có nhu cầu nuôi ốc nhồi.
Đây là mô hình điển hình của xã khẳng định sự năng động, mạnh dạn tìm hướng đi mới của thanh niên. Trước mắt, chúng tôi tích cực động viên, hỗ trợ anh Hảo vay vốn, học hỏi thêm kiến thức để mở rộng sản xuất, vươn lên làm giàu".
Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 22/03/2021
Anh Trần Hải Đăng - Bí thư đoàn xã Lưu Vĩnh Sơn
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:05 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:05 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:05 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:05 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:05 25/11/2024
Some text some message..