Chàng trai "mê" tôm càng xanh

Tuy tham gia thị trường chưa lâu nhưng nông dân nuôi tôm càng xanh tại nhiều tỉnh, thành đều biết tiếng chàng kỹ sư thủy sản Nguyễn Tấn Lợi (ấp 4, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom). Đây là một trong những nông dân trẻ hiếm hoi của cả nước đầu tư sản xuất con giống đặc sản tôm càng xanh.

tôm càng toàn đực
Anh Nguyễn Tấn Lợi giới thiệu lứa tôm giống chuẩn bị xuất ra thị trường.

Đặc biệt, anh là người đi tiên phong sản xuất con giống toàn đực có giá bán gấp 2,5 giống tôm thường đang được thị trường săn tìm vì cho năng suất rất cao và nhiều ưu thế khác.

* Làm con giống đặc sản

Gia đình anh Nguyễn Tấn Lợi vốn chuyên sản xuất và cung cấp các loại cá giống nên từ khi còn rất nhỏ, anh đã thường xuyên phụ việc tại trại cá giống. Những công việc liên quan đến lĩnh vực sản xuất các loại cá giống đã theo anh suốt những năm tháng trưởng thành. Vì vậy, khi vào đại học Nguyễn Tấn Lợi quyết định chọn học ngành thủy sản. Năm 2010, anh tốt nghiệp đại học và về tiếp quản công việc sản xuất cá giống của gia đình. Trong nhà có người anh đầu tư nuôi con tôm càng xanh, thấy sản xuất con giống đặc sản này cho lợi nhuận tốt hơn nuôi cá giống, anh mạnh dạn chuyển đổi.

Anh Lợi kể: “Thời còn là sinh viên, tôi có phụ việc cho các thầy ở trường đại học sản xuất con tôm giống. Nhưng khi bắt tay vào thực tế, liên tiếp các đợt nuôi đầu tiên không có mẻ tôm giống nào ra lò vì mình làm không đạt. Mỗi đợt thất bại là mất trắng hàng chục triệu đồng. Tôi quyết định dừng công việc, tìm đến trại sản xuất tôm giống ở miền Tây xin làm chân phụ việc để học hỏi kinh nghiệm. Rồi dần dần vừa học kiến thức từ sách vở, vừa học từ chính những lần thất bại trong thực tế sản xuất để giỏi nghề”.

* Cạnh tranh nhờ giống toàn đực

Anh Lợi kể, cuối năm 2013 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (TP. Hồ Chí Minh) nghiên cứu thành công và giới thiệu giống tôm càng xanh toàn đực. Không ngại thử nghiệm những kỹ thuật mới, anh lập tức liên hệ mua con giống này về nuôi thử dù sản xuất con giống toàn đực đòi hỏi vốn đầu tư cao hơn cả chục lần so với làm giống tôm thường; kỹ thuật nuôi cũng khó hơn, rủi ro lại cao. Nhưng anh vẫn quyết định chuyển sang sản xuất con giống mới này. Anh Lợi so sánh: “Giá con giống tôm toàn đực thời gian đầu ra thị trường cao gần gấp 3 lần giống tôm thường, giờ có hạ nhiệt ít nhiều nhưng vẫn cho lợi nhuận cao hơn hẳn”. Giống tôm toàn đực cũng giúp nông dân nuôi tăng cao về mặt năng suất và có nhiều ưu điểm, như: tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon, khả năng thích ứng với môi trường và sức chống chịu tốt hơn... Đặc biệt khi thu hoạch, con tôm đực bán ra thường có giá cao hơn rất nhiều so với con tôm cái cùng lứa.

Tuy có con giống tốt nhưng anh Lợi đã phải bươn chải rất nhiều để tìm đầu ra cho sản phẩm vì đây là con giống mới, giá bán ra cao trong khi đa số người nuôi vẫn xa lạ với anh kỹ sư còn trẻ măng này. Anh tìm đến tận các hộ nuôi tôm, tặng con giống để thuyết phục họ nuôi thử nghiệm giống mới. Đến nay, trung bình mỗi tháng anh Lợi cung cấp ra thị trường hàng triệu con tôm giống. Không chỉ trụ vững tại thị trường Đồng Nai mà anh còn xuất ngược trở về các tỉnh, thành vốn là vựa tôm, cá giống ở miền Tây, như: Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre... Theo anh Lợi: “Nhu cầu về giống con tôm càng xanh toàn đực hiện vẫn còn rất lớn vì nông dân chọn con giống này nhiều. Trong khi đó, cả nước chỉ có vài ba cơ sở sản xuất được con giống khó chiều này nên không sợ bị “đụng” hàng”.

Báo Đồng Nai, 26/02/2017
Đăng ngày 27/02/2017
Bình Nguyên
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 11:59 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 11:59 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 11:59 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 11:59 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:59 18/02/2025
Some text some message..