Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ba ba gai

Ba ba thuộc lớp bò sát, họ rùa. Ba ba có nhiều loài nhưng ở nước ta thường gặp 4 loài: hoa, gai, cua đinh và lẹp suối. Hiện nay, nuôi ba ba gai đang được xem là hướng làm giàu của bà con nông dân tại nhiều địa phương.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ba ba gai
Nuôi ba ba gai nhiều hộ thoát nghèo. Hình minh họa

Đặc điểm của ba ba gai

-  Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc.

- Da bụng ba ba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, da bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.

- Ba ba gai lúc mới nở cỡ 6 - 18 g/con. Tốc độ lớn của ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường nuôi.

-  Ba ba gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng ba ba thụ tinh trong.

- Ba ba gai to hơn các loại ba ba bình thường khác. Thịt của chúng khi chế biến rất thơm và ngọt.

Thoát nghèo nhờ ba ba gai

Đó là mô hình của ông Nguyễn Văn Khương, tại xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La khi thu lợi nhuận lớn từ nuôi ba ba gai. Ông Khương chia sẻ, bắt đầu nuôi ba ba gai từ năm 2006, lúc đầu ông mua một con giống của người dân tộc Thái bắt ngoài bờ sông Mã với giá hơn 600 nghìn đồng. Thời gian sau, ông nhận thấy ba ba gai sinh sôi, nảy nở rất nhanh và phù hợp với môi trường khí hậu đầy nắng gió nơi đây nên tiếp tục mạnh dạn mở rộng mô hình ao nuôi lên hơn 2.000 con ba ba gai để cung ứng ra thị trường ba ba sinh sản, thương phẩm và con giống.

Ba ba gai mới nở ông Khương bán với giá 150.000 đồng/con, còn những con ba ba nuôi khoảng 2 tháng có giá 200.000 đồng/con. Từ thành công bước đầu, ông Khương tiếp tục đầu tư thêm 100 con ba ba gai trưởng thành trọng lượng 5 - 6 kg/con để cho sinh sản nhanh. Hiện, gia đình ông Khương nuôi khoảng 1.500 con ba ba gai thương phẩm; trung bình, ông bán ra thị trường khoảng 1 tấn ba ba gai mỗi năm; trừ chi phí ông thu trên 600 triệu đồng/năm. Nhờ nuôi ba ba gai, kinh tế gia đình ông Khương từ khó khăn vươn lên thành hộ giàu có tiếng trong vùng.

Nuôi ba ba gai cũng đã giúp nhiều hộ dân tại xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa vươn lên khá giả và anh Đỗ Hữu Thanh thôn Nam Bằng 2 là một điển hình. Anh bắt đầu khởi nghiệp khi chỉ có 5 con giống ban đầu với tổng trọng lượng chưa đầy 1,5 kg, sau 2 năm chăm sóc, từ những con nhỏ, đàn ba ba gai của anh dần lớn lên khoảng 2 kg/con và bắt đầu cho sinh sản. Anh Thanh cho biết, bình thường ba ba gai ẩn mình dưới lớp cát hay ngâm mình trong nước, thường ra kiếm ăn vào chiều tối, vì vậy đây cũng là thời gian cho ăn.

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cá biển nhỏ, giun đất với khẩu phần tùy thuộc vào trọng lượng mỗi con. Cách chăm sóc ba ba gai rất đơn giản, cứ 2 ngày cho ăn một lần, mỗi con có trọng lượng 5 kg cho ăn khoảng 1 g cá mồi/lần. Về vệ sinh chuồng trại cứ mỗi tháng anh lại xới lớp cát trong mỗi ô chuồng và thay nước cho đến khi hết những chất thải mà con nuôi bài tiết ra. Hiện, với gần 500 con bố mẹ, hàng nghìn con ba ba gai thương phẩm mỗi năm đang đem về cho gia đình anh Thanh nguồn thu 700 triệu đồng, ngoài ra anh còn là đầu mối cung cấp giống cho người nuôi khắp nơi và thu mua lại hàng thương phẩm của bà con trong vùng.

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ nuôi ba ba gai, năm 2005, ông Nguyễn Hoàng Quyết ở tổ dân phố Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã tận dụng 400 m2 mặt nước ao của gia đình đầu tư nuôi 200 con ba ba gai sinh sản, mỗi năm thu về trên 1 tỷ đồng. Đến năm 2008, ông Quyết đã mở rộng diện tích và phát triển trang trại lên đến 5.000 m2, nhằm cung cấp ba ba gai thương phẩm cũng như con giống tới nhiều địa phương trong, ngoài tỉnh. Theo ông, trung bình 1 con ba ba gai giống bán với giá 150.000 đồng/con.

Đối với ba ba thương phẩm chỉ cần 3 năm là xuất bán được, trọng lượng khoảng 3 - 4 kg/con, với giá 500.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với các loại ba ba thông thường khác, đem lại lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, gia đình ông Quyết có khoảng 8.000 con ba ba gai giống, thương phẩm và bố mẹ, trung bình một năm cung ứng ra thị trường  600 con ba ba gai thịt và 7.000 con giống, thu lãi trên 1 tỷ đồng/năm.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ba ba gai

Theo các hộ nuôi, ba ba gai là loài dễ nuôi, nhưng phải thường xuyên theo dõi nắm bắt các giai đoạn phát triển của ba ba gai cái. Khi chúng đến giai đoạn sinh sản, phải tách riêng con đực và con cái theo tỷ lệ 1 đực và 5 cái hoặc 1 đực và 4 cái. Bởi vì, nếu số lượng con đực nhiều thì nó sẽ xảy ra hiện tượng con đực cắn chết con cái.

Khi con cái đẻ thì chuồng ấp trứng phải được đảm bảo duy trì đúng nhiệt độ 30 - 32oC mới đảm bảo trứng không bị hỏng. Cùng đó, chú ý đến môi trường nước ao, vì bệnh chủ yếu ở ba ba gai là do thức ăn dư thừa gây ra. Vì vậy, trong quá trình nuôi cần cho ba ba gai ăn một chỗ, thường xuyên kiểm tra khử nước theo định kỳ khoảng 20 - 30 ngày sử dụng vôi bột, muối, thuốc tím trộn lẫn, cứ 100 m3 ao thì rắc 1 kg, để tạo môi trường nước ao bảo đảm vệ sinh; hoặc có thể thả một ít bèo xuống ao cũng giúp cải tạo nguồn nước. Đồng thời, khâu chọn giống cũng rất quan trọng và không nên chọn giống ba ba gai đồng huyết sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển.

Theo anh Thanh và các hộ nuôi ba ba gai ở Thanh Hóa, kinh nghiệm trong việc cho ba ba gai sinh sản là ngay sau khi chúng đẻ trứng cần được đưa ra một chậu cát khô và để trong nhà luôn duy trì ở nhiệt độ vừa phải khoảng 28 - 35oC là tốt nhất. Gần đến thời gian trứng nở khoảng 50 ngày, đặt một bát nước ngay với mặt cát để khi nở là con non sẽ bò xuống nước ngay tránh bị chết vì thiếu nước. 

TCTS
Đăng ngày 29/08/2017
Thiên Kim
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 22:21 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 22:21 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 22:21 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:21 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 22:21 22/12/2024
Some text some message..