Chiết xuất từ hoa Cúc tím kích thích tăng trưởng cá đối mục

Nghiên cứu này đã chứng minh rằng bổ sung chiết xuất từ hoa cúc tím E. purpurea có ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng và một số chỉ tiêu miễn dịch của các đối mục M. cephalus. Kết quả từ nghiên cứu này có thể được ứng dụng trong các ao nuôi cá đối mục thương phẩm.

Chiết xuất từ hoa Cúc tím kích thích tăng trưởng cá đối mục
Cây hoa Cúc tím (Echinacea purpurea). Ảnh: Internet

Nguyên liệu từ thực vật được xem là hóa chất an toàn và rẻ tiền. Nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng chống chịu stress, kích thích tăng trưởng, kích thích đáp ứng miễn dịch trong thực hành nuôi trồng thủy sản.

Giới thiệu

Hoa cúc tím (Echinacea purpurea) được xem là một loài thảo dược có ảnh hưởng tích cực lên các chỉ tiêu miễn dịch của động vật. Chúng thường được sử dụng trong điều trị bệnh cảm và một số bệnh cảm nhiễm mãn tính đường hô hấp. Mặc dù nhiều hoạt chất có ích của hoa Cúc tím đã được tìm thấy, song cơ chế tác động của chúng vẫn chưa được nghiên cứu. Hoa cúc chứa nhiều hoạt chất có khả năng trị liệu bao gồm: alkylamides, caffeic acid derivatives, glycoproteins, polysaccharides, polyacetylenes, phenolic mixtures, cinnamic acids, essential oils and flavonoids.

Bổ sung hoa Cúc tím vào thức ăn giúp kích thích tăng trưởng của cá hồi cầu vòng (Oncorhynchus mykiss), cá rô phi (Oreochromis niloticus), cá ông tiên (Pterophyllum scalare), và cá bảy màu (Poecillia reticulate). Nghiên cứu của Przybilla & Wei (1998) chỉ ra rằng hoa cúc tím chứa nhiều chất giúp kích thích tăng trưởng nhờ vào kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột qua đó tăng khả năng tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu miễn dịch của cá hồi cầu vòng và cá rô phi cũng được tăng cường khi bổ sung hoa cúc vào thức ăn.

Cá đối mục (Mugil cephalus) là loài có kích cỡ lớn và tăng trưởng nhanh nhất trong họ cá đối, do đó cá trở thành loài nuôi khá phổ biển tại nhiều quốc gia. Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy sản lượng cá đối mục đánh bắt từ tự nhiên khoảng 130.000 tấn và sản lượng cá nuôi khoảng 142.00 tấn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của sử dụng methanol để chiết xuất hoa cúc tím lên các chỉ tiêu tăng trưởng và miễn dịch của các đối mục bao gồm: Trọng lượng cuối (FW), tỉ lệ tăng trưởng ngày (DGR), hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), lượng ăn vào tự do (VFI), hiệu quả sử dụng protein (PER), nồng độ hemoglobin trong máu (Hb), dung tích hồng cầu (hematocrit, (Hct)), số lượng hồng cầu (RBC) và bạch cầu (WBC).

Sử dụng methanol chiết xuất hoa Cúc tím

Hoa Cúc tím mua về được sấy khô ở 60℃, sau đó nghiền thành bột và sử dụng methanol 99% để chiết xuất. 50g bột hoa Cúc tím được cho vào dung dịch methanol và giữ ở nhiệt độ phòng ((24±1.2℃) trong 48h. Sử dụng cô quay chân không (rotary evaporator) của Đức để chiết xuất. Dung dịch chiết xuất được phun vào thức ăn sau khi pha loãng với 300 ml nước.

Thử nghiệm bổ sung chiếc xuất từ hoa Cúc tím vào thức ăn cá đối mục

Thí nghiệm bao gồm 3 lần lặp lại với 04 nghiệm thức bao gồm: Nghiệm thức đối chứng (CT, không bổ sung chiết xuất từ hoa cúc), nghiệm thức 1, 2, và 3 sử dụng thức ăn có bổ sung chiết xuất từ hoa cúc với nồng độ 50, 100, và 200 g/kg thức ăn. Cá đối mục với trọng lượng ban đầu 8,32 ± 0,39 g, cá được bố trí trong bể 60 L với mật độ 30 con/bể. Thí nghiệm được bố trí với sự trao đổi nước khoảng 50%/ngày. Các chỉ tiêu môi trường nước được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm bao gồm: Độ mặn 38 ppt, nhiệt độ 28,2± 0,5oC, DO > 7 mgO2/L, NH3 là 0,11 ± 0,04 mg/L, pH 7,8 ± 0,4. Cá được cho ăn 02 lần trên ngày vào lúc 9h sáng và 4h chiều trong suốt 8 tuần thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu

Tăng trưởng của cá đạt cao nhất sau 60 ngày thí nghiệm ở nghiệm thức 2 và 3. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp nhất ở nghiệm thức 5 (dùng thức ăn có bổ sung 200 g chiết xuất hoa cúc/kg thức ăn), khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.

Không có sự khác biệt giữa các chỉ tiêu miễn dịch của cá giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 1 hay giữa nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3. Các chỉ tiêu miễn dịch bao gồm RBC, WBC và Hct cao nhất ở nghiệm thức 3 và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc bổ sung chiếc xuất từ hoa Cúc tím (E. purpurea) lên tăng trưởng và miễn dịch của cá đối mục (M. cephalus). Nồng độ bổ sung được khuyến cáo từ 100-200 g/kg giúp kích thích tăng trưởng và gia tăng sức đề kháng của cá đối mục. 

http://ijaah.ir/article-1-119-en.pdf
Đăng ngày 24/11/2018
Triệu Tuấn
Nguyên liệu

Đầu ra cho ốc hương thương phẩm hiện nay

Ốc hương thương phẩm là mặt hàng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng ở cả nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, đầu ra của ốc hương không ổn định luôn là vấn đề khiến người nuôi lo lắng.

Thu hoạch ốc
• 11:36 15/09/2023

Những lưu ý khi sử dụng thức ăn đạm cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Nhiều quan điểm khác nhau, liên quan sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù có khác nhau về quan điểm, thì đích đến của vấn đề vẫn là mục tiêu tối ưu hoá sử dụng thức ăn, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu Protein (đạm) của tôm.

Tôm thẻ
• 11:32 14/09/2023

Sử dụng hay lạm dụng kháng sinh trong thủy sản

Mặc dù trong nuôi trồng thủy sản, bắt buộc người nông dân phải sử dụng một số loại kháng sinh để phòng bệnh cho tôm, cá. Tuy nhiên, người nuôi phải sử dụng đúng liều lượng. Bởi nếu vượt mức cho phép, có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng thủy sản không đạt tiêu chuẩn.

Kháng sinh
• 10:30 09/09/2023

Việt Nam nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thức ăn thủy sản do thiếu nguồn cung

Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực thức ăn dành cho nuôi biển nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào cá biển chứ chưa có thức ăn dành cho những vật nuôi khác. Do thiếu thức ăn phục vụ nuôi biển, nên hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 180.000 - 200.000 tấn thực phẩm dành cho ngành thuỷ sản từ các thị trường như Đài Loan, Thái Lan...

Nuôi trồng thủy sản
• 12:55 08/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 18:55 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 18:55 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 18:55 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 18:55 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 18:55 23/09/2023